Đau đầu sau gáy

Đăng ngày 16/12/2020 lúc: 15:32

Đau đầu sau gáy là gì?

Đau đầu sau gáy là hội chứng mà người bệnh có biểu hiện đau, vùng đau ở phía sau đầu (đau sau đầu). Nhiều người vùng đau lan từ phía sau gáy (chẩm sau) lên đến đỉnh đầu, bệnh nặng những cơn đau dữ dội. Người bệnh nhẹ vùng sau gáy cảm thấy căng tức, âm u khó chịu. Đau thần kinh chẩm (Hình 1).

Hội chứng lâm sàng

Đau thần kinh chẩm thường là kết quả của các chấn thương đụng dập vào dây thần kinh chẩm lớn và chẩm bé (Hình 1). Ngoài ra, đau thần kinh chẩm có thể do chèn ép rế thần kinh chẩm lớn và chẩm bé. Thần kinh chẩm lớn xuất phát từ các sợi của nhánh lưng tách ra từ dây thần kinh cổ C2, trong khi đó, thần kinh chẩm bé xuất phát từ các sợi thần kinh tách ra từ dây thần kinh cổ C3. Dây thần kinh chẩm lớn đi xuyên qua cận ngay dưới đường gáy trên và đi cùng với động mạch chẩm. Nó chi phối cho phần trong của da đầu phía sau và vùng đỉnh ở phía trước. Dây thần kinh chẩm bé xuất phát từ các nhánh trước của dây thần kinh cổ C2 và C3. Thần kinh chẩm bé đi lên trên dọc bờ sau của cơ ức đòn chũm và chia các nhánh chi phối cho phần ngoài của da đầu phía sau và mặt sọ của loa tai.

Ít phổ biến hơn, các vi chấn thương lặp đi lặp lại do ngửa cổ quá mức (ví dụ như sơn trần nhà,…) hoặc ngồi trước màn hình máy tính trong một thời gian dài mà tập trung nhìn vào một điểm quá cao, do đó cũng gây duỗi cột sống cổ, dẫn đến đau thần kinh chẩm. Đau thần kinh chẩm đặc trưng bởi đau dai dẳng vùng nền sọ và trong một số trường hợp có thể đột ngột dị cảm như điện giật vùng dây thần kinh chẩm lớn và chẩm bé chi phối. Đau đầu type căng thẳng – một hội chứng đau đầu phổ biến hơn, trong một trường hợp cũng có các biểu hiện gần giống với đau thần kinh chẩm.

Dấu hiệu và triệu chứng

Bệnh nhân bị đau thần kinh chẩm có biểu hiện đau thần kinh ở vùng chi phối của thần kinh chẩm lớn và chẩm bé khi sờ vào chúng ở vị trí ngang mức ụ chẩm. Một số bệnh nhân có thể biểu lộ cơn đau khi xoay hoặc nghiêng cổ sang hai bên.

Cận lâm sàng

Không có cận lâm sàng đặc hiệu cho đau thần kinh chẩm. Cận lâm sàng chỉ nhằm mục đích xác định những bệnh lý tiềm ẩn hoặc những bệnh lý có biểu hiện tương tự như đau thần kinh chẩm (xem phần “chẩn đoán phân biệt”). Mọi bệnh nhân có khởi phát đau đầu gần đây mà nghĩ đến đau thần kinh chẩm cần chụp MRI sọ não và MRI cột sống cổ. MRI cần được chỉ định ở những bệnh nhân có biểu hiện đau thần kinh chẩm trước đó đã ổn định mà triệu chứng đau gần đây có thay đổi. CT sọ não và CT cột sống cổ có thể hữu ích trong việc phát hiện các bệnh lý nội sọ mà biểu hiện giống như đau thần kinh chẩm. Các xét nghiệm máu như công thức máu, tốc độ máu lắng, sinh hóa máu có thể được chỉ định trong trường hợp chẩn đoán đau thần kinh chẩm còn nhiều nghi vấn.

Sử dụng thủ thuật, nguyên tắc, phương thức của phương pháp Tác động cột sống, thăm khám tại C1, C2, C3 (Cơ dài đầu, cơ ngắn đầu, cơ chéo đầu trên, cơ chéo đầu dưới, cơ gian gai) có thể chẩn đoán, xác định và phân biệt giữa đau thần kinh chẩm với đau đầu do nguyên nhân khác. Chèn ép thần kinh chẩm lớn và chẩm bé có thể dễ dàng giải tỏa được bằng phương pháp Tác động cột sống Việt nam.

Chuẩn đoán phân biệt

 Đau thần kinh chẩm là nguyên nhân ít gặp trong đau đầu và ít khi xảy ra nếu không có sang chấn vào thần kinh chẩm lớn và chẩm bé hoăc suy giảm đường cong sinh lý các đốt sống cổ (các đốt sống cổ lồi, liên lôi đặc biệt là C2 và C3). Hay gặp hơn, bệnh nhân có những cơn đau đầu thường là đau đầu type căng thẳng.

Điều trị

Phương pháp Tác động cột sống Việt Nam do Cố lương Y Nguyễn Tham Tán sáng lập, phục hồi bệnh đau đầu sau gáy rất hiệu quả, an toàn và chi phí tiết kiệm rất nhiều so với các phương pháp khác. Phương hướng và thứ tự thao tác trình tự như sau:

  1.  Cho người bệnh ngồi ghế, đầu cúi gục về phía trước, hai tay vòng trước trán. Nếu có ghế TĐCS chuyên dụng thì càng dễ thao tác trị bệnh (Tham khảo ghế TĐCS chuyên dụng tại đây: Người Thầy thuốc đứng sau bệnh nhân, dùng thủ thuật xoay, định lực bằng một bàn tay, tác động hướng ra tại C1, C2 (xem Hình 2). Cụ thể hơn, Thầy thuốc cần tác động vào các cơ: cơ dài đầu. cơ ngắn đầu, cơ chéo đầu trên, cơ chéo đầu dưới, cơ chẩm sau (xem Hình 2).

Hình 2. Vùng, đốt sống, nhóm cơ và hướng tác động

2. Nếu C2 hoặc C3 lồi. lồi lệch hoặc C2.3 liên lồi, liên lồi lệch. Thầy thuốc dùng phương thức nén kéo, trong tư thế nén kéo cổ. Khi nén kéo cổ cần tuân theo nguyên tắc định lực, định hướng, định lượng và căn cứ vào tư thế người bệnh khi thực hiện nén kéo. Phục hồi đường cong sinh lý và đường thẳng sinh lý của đốt sống cổ.

3. Thầy thuốc thao tác theo thứ tự như trên, nếu người bệnh chưa hết đau sau đầu hoàn toàn. Thầy thuốc cần tiếp tục tác động tiếp bằng thủ thuật xoay tại S1.2.3.4.5 (xem Hinh 3).

Hình 3. Vùng hông (S1.2.3.4.5) và hường tác động

Chú ý: Mỗi ngày, Người bệnh chị nên được tác động cột sống (điều trị) 1 lần và đến ngưỡng tiếp nhận thì phải dừng ngay. Ngày mai, mới được điều trị tiếp.

Biến chứng và những sai lầm thường gặp

Giống như các hội chứng đau đầu khác, người Thầy thuốc cần chắc chắn chẩn đoán là chính xác và bệnh nhân không có các bệnh lý nội sọ hay bệnh lý cột sống cổ mà có thể nhầm lẫn với đau thần kinh chẩm.

Kinh nghiệm lâm sàng

 Lí do chủ yếu mà Tác động cột sống chữa đau đầu sau gáy không làm giảm triệu chứng, không thấy đỡ đó là bệnh nhân không được chẩn đoán đúng. Người bệnh có thể có các bệnh lý nội sọ khác (Ví dụ: U não, U tuyến yên, …), mất đường cong sinh lý các đốt sống cổ C2 lồi, C2 lôi lệch (chú ý cơ gian gai).

Tài liệu tham khảo

Phương pháp Tác động cột sống Việt Nam, Lương y Nguyễn Tham Tán

Atlas of Common Pain Syndromes, Steven D. Waldman, 2012

Tác động cột sống – Lương Y Đỗ Văn Chiến

Bài viết liên quan

Đau nửa đầu do Tử cung và Buồng trứng

Đau đầu có rất nhiều nguyên nhân gây ra, Đông y có riêng quyển sách...

Trả lời