Giáo trình Tác động cột sống Việt Nam – Phần VI – BỆNH HÔ HẤP

Đăng ngày 15/12/2020 lúc: 17:28

PHẦN VI

BỆNH HÔ HẤP

I. Giải phẫu sinh lý dây thần kinh, lớp cơ và đốt sống

II. Quá trình hô hấp và các thể tích, dung tích hô hấp và lưu lượng thở

1) Các thể tích hô hấp

– TV: thể tích khí lưu thông trong một lần hít vào hoặc thở ra bình thường.

– IRV: thể tích dự trữ hít vào là thể tích khí hít vào thêm sau hít vào bình thường.

– ERV: thể tích dự trữ thở ra là thể tích khí thở ra tối đa sau thở ra bình thường.

– RV: thể tích khí cặn đo theo nguyên tắc pha loãng khí (nitơ hoặc heli).

2) Các dung tích hô hấp là tổng của hai hay nhiều thể tích thở

– VC (hay SVC): dung tích sống là thể tích tối đa huy động được trong một lần hô hấp, thể hiện khả năng của cơ thể đáp ứng về mặt hô hấp với các hoạt động gắng sức.
Phụ thuộc vào tuổi, giới, chiều cao, nam cao hơn nữ, giảm ở người già và  một số bệnh phổi hay ngực (tràn dịch màng phổi, u phổi, gù, vẹo lồng ngực…); tăng lên nhờ luyện tập.

– FVC: dung tích sống thở mạnh là thể tích khí thu được do thở ra thật nhanh, thật mạnh và thật hết sức sau khi hít vào thật hết sức. Người bình thường FVC hơi thấp hơn VC một chút.

– IC: dung tích hít vào thể hiện khả năng hô hấp thích ứng với nhu cầu cung cấp O2­ tăng lên của cơ thể. Bình thường khoảng 2000 – 2500 ml.

– FRC: dung tích cặn chức năng bình thường khoảng 2000 ml đến 3000 ml.
Thể tích khí này pha trộn với lượng không khí mới hít vào taọ hỗn hợp khí để trao đổi với máu. FRC tăng lên trong một số bệnh gây khí phế thũng phổi hoặc giãn phế nang như hen phế quản, bệnh bụi phổi ở giai đoạn nặng (FRC tăng làm cho khí hít vào pha trộn càng nhiều, nồng độ O2 càng thấp, hiệu suất trao đổi khí với máu càng nhỏ).

– TLC: dung tích toàn phổi, khoảng 5 lít, thể hiện khả năng chứa đựng của phổi.

3) Các lưu lượng thở

● Lưu lượng thở là lượng thể tích khí được huy động trong một đơn vị thời gian (lít/phút hoặc lít/giây), nói lên khả năng hay tốc độ huy động khí đáp ứng nhu cầu cơ thể và sự thông thoáng của đường dẫn khí.

Đo dung tích sống thở mạnh và phân tích đồ thị FVC theo thời gian sẽ cho biết các thông số về lưu lượng khoảnglưu lượng điểm

 

Lưu lượng khoảng bao gồm FEV1 và FEF (MEF)

Thể tích thở tối đa giây đầu tiên – FEV1 là thể tích khí lớn nhất có thể thở ra được trong một giây đầu tiên. Người bình thường FEV1 chiếm khoảng 75% dung tích sống. Tỷ số được gọi là tỷ số Tiffeneau. Tiffeneau giảm khi FEV1 giảm, đánh giá khả năng làm việc của phổi, mức độ đàn hồi của phổi, lồng ngực và cơ hoành.

Lưu lượng tối đa trung bình trong một khoảng nhất định của FVC: ký hiệu là FEF hoặc MEF cùng với khoảng phần trăm của FVC đã thở ra.

FEF 0,2-1,2: Là lưu lượng trung bình thở ra ở quãng đầu của FVC
FEF 25-75 hoặc MMEF: Là lưu lượng trung bình thở ra ở quãng giữa của FVC,

– Lưu lượng tức thời tại một điểm xác định của FVC: ký hiệu là FEF đi cùng với một số % thể tích của FVC đã thở ra hoặc MEF đi cùng với số % thể tích của FVC còn lại trong phổi.

+ Lưu lượng đỉnh (PEF hay PF): đo tại điểm bắt đầu thở ra gắng sức sau khi đã hít vào hết sức, có giá trị gần bằng TLC và phụ thuộc vào khả năng gắng sức của đối tượng.
+ FEF 25 hoặc MEF 75: lưu lượng thở ra tại vị trí còn lại 75% của FVC.
+ FEF 50 hoặc MEF 50: lưu lượng thở ra tại vị trí còn lại 50% của FVC.
+ FEF 75 hoặc MEF 25: lưu lượng thở ra tại vị trí còn lại 25% của FVC.

● Thông khí phút (): là đo lưu lượng khí thở được trong một phút lúc nghỉ ngơi.

Thông khí tối đa phút ():  là lượng khí tối đa có thể huy động được trong một phút, đánh giá khả năng hô hấp trong lao động nặng, thể thao hoặc tình trạng gắng sức khác, khả năng dự trữ hô hấp, tính đàn hồi của phổi.
Để đo  chúng ta cho đối tượng đo thở nhanh và thở sâu trong khoảng 6 giây rồi quy ra trong 1 phút.

● Thông khí phế nang (A.): là mức không khí trao đổi ở tất cả các phế nang trong một phút, là mức thông khí có hiệu lực. Không khí thở ra là hỗn hợp của không khí đựng trong các phế nang có trao đổi khí với máu và không khí đựng trong đường dẫn khí không trao đổi khí với máu (được gọi là “khoảng chết” của bộ máy hô hấp).

– Khoảng chết giải phẫu: là khoảng không gian trong bộ máy hô hấp không có diện trao đổi khí với máu, bao gồm toàn bộ các đường dẫn khí.

– Khoảng chết sinh lý: là khoảng chết giải phẫu cộng thêm các phế nang không trao đổi khí với máu được (như xơ hoá phế nang, co thắt mao mạch và phế nang…).

– Thể tích không khí trong khoảng chết luôn luôn thay đổi vì các ống dẫn khí của bộ máy hô hấp không phải là những ống cứng rắn, trung bình khoảng 140 ml.

– Thở sâu có lợi hơn thở nông vì thở chậm và sâu thì không khí khoảng chết giảm, thông khí phế nang tăng, tăng hiệu quả trao đổi khí (phương pháp dưỡng sinh).

4) Rối loạn chức năng thông khí

Rối loạn chức năng thông khí hạn chế VC hoặc FVC giảm so với số lý thuyết trên 20%
TLC giảm
Rối loạn chức năng thông khí tắc nghẽn FVC và FEV1 giảm
Tiffeneau < 75%
Đánh giá mức độ thông thoáng Phế quản lớn FEF 0,2-1,2 ; FEF 25 hoặc MEF 75
Phế quản vừa FEF 25-75 hoặc MMEF FEF 50 hoặc MEF 50
Phế quản nhỏ FEF 75 hoặc MEF 25

 Tổng kết

Hoạt động của cơ hô hấp tạo ra sự thay đổi áp suất trong lồng ngực khi thở ra, hít vào.

Sự thay đổi thể tích tạo ra sự thay đổi áp suất trong phổi và khoang màng phổi, tạo điều kiện cho lưu thông không khí theo nguyên tắc từ nơi có áp suất cao đến nơi có áp suất thấp.

Sức cản của đường dẫn khí bình thường thấp. Kích thích phó giao cảm, histamin làm tăng co cơ trơn , tăng sức cản đường dẫn khí. Kích thích giao cảm, adrenalin, kháng histamin làm giãn cơ giảm sức cản đường hô hấp.

Sự đàn hồi của phổi lớn do thành phần chun giãn và chất surfactant.

Video về quá trình hô hấp và chao đổi O2 của phổi:

 

III. Các bệnh về hệ hô hấp thường gặp

  1. Cắt cơn hen xuyễn:

Tác động nhanh và nhẹ ở lớp cơ ngoài từ bờ ngoài xương bả vai Lan vào đốt sống trọng điểm D2, D3 bên trái.

  1. Hen xuyễn: D3, D6, D7, L1.
  2. Khó thở tức ngực: C2, C3, D2, D3, D4.
  3. Ho kèm khản, mất tiếng: C5, C6.
  4. Ho khản cổ: C5, C6 phải; D3 trái.
  5. Ho sưng họng rát cổ: D4 trái, L1, L3, L5.
  6. Viêm phổi do lạnh: Cổ phải, D6.
  7. Việm họng: Cổ phải: C5, C6 phải; D4, D5 trái.
  8. Viêm Amidan: C5, C6, C7, D1.
  9. Việm họng hạt: C3.

Viêm thanh quản: C5.

P/s: Xem tiếp phần BỆNH CHI TRÊN tại đây.

Bài viết liên quan

Giáo trình Tác động cột sống Việt Nam – Tóm tắt phương pháp Tác động cột sống

TÓM TẮT HỆ THỐNG PHƯƠNG PHÁP TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG Tác động cột sống là...

Giáo trình Tác động cột sống Việt Nam – Phần VI – Các bệnh khác

CÁC BỆNH KHÁC Các bệnh khác là các bệnh không được xếp vào 9 hệ...

Giáo trình Tác động cột sống Việt Nam – Phần VI – Bệnh tiêu hóa

BỆNH TIÊU HÓA Hệ tiêu hóa ở người bao gồm đường tiêu hóa cộng với cơ quan...

Giáo trình Tác động cột sống Việt Nam – Phần VI – Bệnh về Hệ tiết niệu

BỆNH VỀ HỆ TIẾT NIỆU I. Giải phẫu sinh lý liên quan đến bệnh tiết...

Giáo trình Tác động cột sống Việt Nam – Phần VI – Bệnh về hệ sinh dục

BỆNH VỀ HỆ SINH DỤC I. SINH DỤC NAM I.1. Giải phẫu sinh lý hệ thống...

Trả lời