Giáo trình Tác động cột sống Việt Nam – Phần VI – Bệnh tiêu hóa

Đăng ngày 19/12/2020 lúc: 21:54

BỆNH TIÊU HÓA

Hệ tiêu hóa ở người bao gồm đường tiêu hóa cộng với cơ quan phụ trợ tiêu hóa (lưỡi, tuyến nước bọt, tụy, gan và túi mật). Trong hệ thống này, quá trình tiêu hóa có nhiều giai đoạn, là hệ đầu tiên bắt đầu ở miệng (khoang miệng). Tiêu hóa liên quan đến sự phân hủy thức ăn thành các thành phần nhỏ hơn mà có thể hấp thụ và đồng hóa vào cơ thể. Tiết nước bọt giúp thức ăn có thể nuốt được để vượt qua thực quản và tiến vào dạ dày.

Thức ăn được vào đường tiêu hóa và trải qua sự tiêu hoá, là quá trình phân hủy những phân tử lớn thức ăn thành những phân tử nhỏ hơn. Tuy nhiên những phân tử dinh dưỡng nhỏ phải rời khỏi hệ tiêu hóa và đi vào cơ thể ngay trước khi chúng có thể được sử dụng. Điều này được hoàn thành bằng quá trình thứ hai được gọi là sự hấp thu, khi các phân tử thức ăn đi qua các màng huyết tương của ruột non vào máu.

ỐNG TIÊU HÓA

Quá trình tiêu hóa xảy ra trong đường tiêu hóa hoặc ống tiêu hoá, trải dài từ miệng đến hậu môn.

Hệ tiêu hóa được chia thành từng phần, với mỗi phần thích nghi với từng chức năng riêng. Ống tiêu hóa: miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, trực tràng, ống hậu môn và hậu môn. Những cấu trúc phối hợp: răng, môi, má, lưỡi, tuyến nước bọt, tuỵ, gan và túi mật.

Những phần của đường tiêu hóa có các chức năng chuyên biệt, nhưng tất cả đều được tạo bằng cùng những lớp mô cơ bản giống nhau. Thành của ống từ trong ra ngoài: niêm mạc, dưới niêm mạc, lớp cơ và lớp thanh mạc.

I. Giải phẫu sinh lý liên quan đến bệnh tiêu hóa

THẦN KINH TỰ CHỦ CHI PHỐI DẠ DAY VÀ TÁ TRÀNG

THẦN KINH TỰ CHỦ CHI PHỐI RUỘT NON VÀ RUỘT GIÀ

THẦN KINH TỰ CHỦ CHI PHỐI TỤY, LÁ LÁCH

THẦN KINH TỰ CHỦ CHI PHỐI GAN VÀ MẬT

II. Các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa

  1. Đầy bụng sau khi ăn: L1.2 trái.
  2. Nấc cụt: C7, T7.8.
  3. Biếng ăn: T7.8.9 (biếng ăn tại Tỳ)
  4. Cắt cơn đau dạ dày: T5.
  5. Viêm bờ cong nhỏ: T7.
  6. Viêm bờ cong lớn: T11.12.
  7. Viêm loét hang vị: T9.10.
  8. Loét hành tá tràng: T5, T10.
  9. Nôn mửa sau khi ăn: T5 ÷ T9.
  10. Ợ hơi: T11 trái, T9 phải.
  11. Ợ chua: vùng chẩm C3.4, T12, L1.
  12. Táo bón: T10.11.12,, S2.3.
  13. Đau bụng khi đói: T5 trái, T9 phải.
  14. Đau bụng khi no: T7.8.
  15. Trĩ ra máu: T10.11, S2.3, Cx.
  16. Ăn hay nghẹn: T2.3.

Mời các bạn đón đọc CÁC BỆNH KHÁC tại đây.

Bài viết liên quan

Giáo trình Tác động cột sống Việt Nam – Tóm tắt phương pháp Tác động cột sống

TÓM TẮT HỆ THỐNG PHƯƠNG PHÁP TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG Tác động cột sống là...

Giáo trình Tác động cột sống Việt Nam – Phần VI – Các bệnh khác

CÁC BỆNH KHÁC Các bệnh khác là các bệnh không được xếp vào 9 hệ...

Giáo trình Tác động cột sống Việt Nam – Phần VI – Bệnh về Hệ tiết niệu

BỆNH VỀ HỆ TIẾT NIỆU I. Giải phẫu sinh lý liên quan đến bệnh tiết...

Giáo trình Tác động cột sống Việt Nam – Phần VI – Bệnh về hệ sinh dục

BỆNH VỀ HỆ SINH DỤC I. SINH DỤC NAM I.1. Giải phẫu sinh lý hệ thống...

Giáo trình Tác động cột sống Việt Nam – Phần VI – Bệnh Tuần hoàn và Tim mạch

BỆNH TUẦN HOÀN VÀ TIM MẠCH I. Giải phẫu sinh lý hệ thần kinh, lớp...

Trả lời