BỆNH VỀ HỆ SINH DỤC
I. SINH DỤC NAM
I.1. Giải phẫu sinh lý hệ thống sinh dục nam.
Hệ thống sinh dục nam gồm có: tinh hoàn và bộ phận sinh dục phụ như đường dẫn tinh, tuyến tiền liệt, tuyến hành niệu đạo, túi tinh và dương vật.
a) Tinh hoàn
Tinh hoàn là một cơ quan sinh tinh trùng, đồng thời là tuyến nội tiết (tiết ra nội tiết tố nam testosteron) làm cho cơ thể phát triển giới tính nam.
- Hình thể ngoài: Có hai tinh hoàn phải và trái nằm trong bìu. Tinh hoàn trung bình có kích thước dài 5 cm, rộng 3 cm, dày 2,5 cm, cân nặng khoảng 20g. Tinh hoàn được bao bọc bởi một lớp vỏ xơ dày, trắng và không đàn hồi gọi là lớp áo trắng.
- Hình thể trong: Tinh hoàn được chia thành 300-400 tiểu thùy ngăn cách nhau bởi các vách xuất phát từ mặt trong của lớp áo trắng. Mỗi tiểu thùy có từ 2-4 ống sinh tinh xoắn. Tinh trùng do các ống này sinh ra được đổ vào các ống sinh tinh thẳng, rồi vào lưới tinh hoàn ở phần sau trên của mỗi tinh hoàn. Từ lưới tinh hoàn có 12-15 ống xuất dẫn tinh trùng vào các ống mào tinh. Ở giữa các ống sinh tinh có những nhóm tế bào kẽ tiết ra hormon testosteron.
b) Mào tinh
Mào tinh hoàn uốn cong hình chữ C nằm dọc theo đầu trên và bờ sau tinh hoàn. Mào tinh hoàn có ba phần là đầu, thân và đuôi.
c) Ống dẫn tinh
Ống dẫn tinh đi từ đuôi mào tinh hoàn đến mặt sau bàng quang thì kết hợp với ống tiết của túi tinh để tạo thành ống phóng tinh. Nó dài khoảng 30 cm, đường kính 2–3 mm nhưng lòng ống chỉ rộng khoảng 0,5 mm. Nó dùng để dẫn nước tiểu và tinh trùng đến dương vật.
d) Túi tinh
Túi tinh là một túi dự trữ tinh trùng, là nơi tiết một ít chất dịch trước khi phóng tinh. Nó dài khoảng 5 cm, nằm ở mặt sau bàng quang, dọc bờ dưới của ống dẫn tinh. Đầu dưới của túi tinh mở vào một ống bài xuất ngắn gọi là ống tiết. Ống này kết hợp với ống dẫn tinh cùng bên tạo thành ống phóng tinh.
e) Ống phóng tinh
Mỗi ống phóng tinh 2cm, do ống tinh và ống tiết của túi tinh kết hợp lại tạo thành. Hai ống chạy chếch qua tuyến tiền liệt và đổ vào niệu đạo tiền liệt. Ống mào tinh, ống dẫn tinh, ống phóng tinh và niệu đạo nam hợp thành đường dẫn tinh.
f) Tuyến tiền liệt
Tuyến tiền liệt là một khối hình nón mà đáy ở trên, đỉnh ở dưới. Tuyến rộng 4 cm, cao 3 cm và dày 2,5 cm, nặng trung bình 15-20 g (ở người lớn độ tuổi 30-40); ở sau tuổi 45, tuyến thường to ra. Tuyến tiền liệt nằm ở dưới bàng quang và bao quanh niệu đạo tiền liệt. Dịch tiết của tuyến tiền liệt đóng góp khoảng 60% thể tích tinh dịch và góp phần vào sự vận động và sức sống của tinh trùng. Dịch tiết của tuyến tiền liệt được đổ vào niệu đạo tiền liệt.
g) Tuyến hành niệu đạo
Có hai tuyến hành niệu đạo nằm ở hai bên niệu đạo màng. Mỗi tuyến to bằng hạt ngô và đổ dịch tiết vào niệu đạo hành xốp bằng một ống tiết. Dịch tiết của tuyến là một chất kiềm có tác dụng trung hòa dịch acid của nước tiểu trong niệu đạo, qua đó bảo vệ cho tinh trùng. Tuyến cũng tiết ra niêm dịch để bôi trơn đầu dương vật và niêm mạc niệu đạo.
h) Dương vật
Dương vật gồm rễ, thân và quy đầu dương vật. Rễ dương vật nằm đáy chậu và dính vào xương mu bởi dây chằng treo dương vật. Thân dương vật hình trụ, có mặt trên hơi dẹt gọi là mu dương vật mặt dưới gọi là mặt niệu đạo. Qui đầu dương vật được bao bọc trong một nếp nửa da nửa niêm mạc có thể di động được gọi là bao qui đầu. Ở đỉnh quy đầu có lỗ niệu đạo ngoài (hay còn gọi là lỗ sáo). Dương vật là cơ quan niệu-sinh dục ngoài vừa để dẫn nước tiểu vừa để phóng tinh dịch.
i) Bìu dái (Hạ nang)
Bìu dái là một túi da rất sẫm màu do các lớp của thành bụng trĩu xuống tạo thành. Nó được chia thành hai lớp ngăn, mỗi ngăn chứa một tinh hoàn và một mào tinh. Trong bìu có lớp có Dartos được tạo nên bởi sợi cơ trơn, sợi đàn hồi và sợi liên kết, tương tự như một cơ bám da.
I.2. Đốt sống liên quan đến thần kinh giao cảm và phó giao cảm chi phối hệ thống sinh dục nam
THẦN KINH TỰ CHỦ CHI PHỐI CƠ QUAN SINH DỤC NAM
I.3. Các bệnh về hệ sinh dục nam
- Suy sinh dục nam: C6.7, L4.
- Liệt dương: C7, T1, T2, L2 –L5, S1 – S4, Cx.
- Di tinh: T5, T6, T12.
- Di mộng tinh: T7, L1 – L3.
- Giao hợp không xuất tinh: C7.
- Đau tức ngọc hành: S3.
- Đau dương vật: S2.3, T10.
- Tinh trùng ít: T7.8, L2.3.4.
- Tinh hoàn lạc chỗ: L2.3.4, S1.2.
- Teo tinh hoàn: C7 phải, T8.9 phải, S2.3.
II. SINH DỤC NỮ.
II.1. Giải phẫu sinh lý hệ sinh dục nữ
Hệ sinh dục nữ hay bộ phận sinh dục nữ là một hệ thống sinh lý trong cơ thể nữ giới với nhiều chức năng phức tạp: giao hợp, tiếp nhận tinh trùng, thụ tinh, cấy thai, nuôi thai và sinh con. Các cơ quan chính trong bộ phận sinh dục phụ nữ nằm trong phần dưới cùng của bụng xuống đến đáy chậu, dưới ruột, trước hậu môn. Khác với cơ quan sinh dục bên ngoài ở nam phô bày rõ rệt, những cơ quan sinh dục bên ngoài ở nữ thường nằm khuất phía dưới, được che kín bởi lông hạ bộ và khi đứng thẳng, bởi phần trên của hai đùi.
a) Môi lớn và môi nhỏ
Khi xét nghiệm hạ bộ phụ nữ, trước hết sẽ thấy hai môi lớn ở ngoài và hai môi nhỏ nằm phía trong. Môi lớn và môi nhỏ có tác dụng che chắn bảo vệ toàn bộ phần trong của hệ sinh sản, có hình dạng như các đôi môi.
Vùng da bên ngoài của môi lớn và môi nhỏ có màu tương tự như màu da của người nữ, còn phần bên trong có thể có màu hồng, hoặc màu xám, màu nâu,… tùy theo từng cơ thể. Hai môi nhỏ gặp nhau ở giữa, bọc lên phía trên của âm vật.
b) Âm hộ
Âm hộ, hay còn gọi là cửa mình, nằm bên phía trong thành môi nhỏ, phía dưới lỗ niệu đạo và phía trên hậu môn, là cửa dẫn vào âm đạo.
-
c) Âm vật
d) Lỗ Tiểu
e) Âm đạo
II.2. Đốt sống liên quan đến thần kinh giao cảm và phó giao cảm chi phối hệ thống sinh dục nữ
THẦN KINH TỰ CHỦ CHI PHỐI HỀ SINH DỤC NỮ
II.2. Các bệnh về hệ sinh dục nữ
- Đau bụng kinh: T10.11 trái.
- Dong kinh: T7.9.10 trái; L1.2 trái; S1 – S5 trái.
- Kinh nguyệt không đều: C7, T10.11, S2.3.
- Kinh quá nhiều: T10.
- Tử cung ra máu: D10.11.
- Đau cửa mình: D7.8.
- Lãnh cảm: C6, Cx, S2.3.4.
Tác động cột sống – Lương Y Đỗ Văn Chiến
Tài liệu tham khảo:
+ Phương pháp Tác động cột sống – Cố lương y Nguyễn Tham Tán
+ Từ điển bách khoa toàn thư Việt
+ Bài giảng hệ sinh dục nam, nữ – Đại học Y khoa Hà Nội
Mời các bạn đón đọc phần:Tiết niệu tại đây.
- Giáo trình Tác động cột sống Việt Nam – Tóm tắt phương pháp Tác động cột sống
- Giáo trình Tác động cột sống Việt Nam-Phần V-NGUYÊN TẮC, THỦ THUẬT VÀ PHƯƠNG THỨC TRỊ BỆNH
- Giáo trình Tác động cột sống Việt Nam – Phần VI – BỆNH HÔ HẤP
- Hội chứng ống cổ tay
- Giáo trình Tác động cột sống Việt Nam – Phần VI – Bệnh Tuần hoàn và Tim mạch
Bài viết liên quan
Giáo trình Tác động cột sống phần Cổ – Vai – Gáy và Chi trên
...
Th3
Giáo trình Tác động cột sống Việt Nam – Tóm tắt phương pháp Tác động cột sống
TÓM TẮT HỆ THỐNG PHƯƠNG PHÁP TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG Tác động cột sống là...
Th12
Giáo trình Tác động cột sống Việt Nam – Phần VI – Các bệnh khác
CÁC BỆNH KHÁC Các bệnh khác là các bệnh không được xếp vào 9 hệ...
Th12
Giáo trình Tác động cột sống Việt Nam – Phần VI – Bệnh tiêu hóa
BỆNH TIÊU HÓA Hệ tiêu hóa ở người bao gồm đường tiêu hóa cộng với cơ quan...
Th12
Giáo trình Tác động cột sống Việt Nam – Phần VI – Bệnh về Hệ tiết niệu
BỆNH VỀ HỆ TIẾT NIỆU I. Giải phẫu sinh lý liên quan đến bệnh tiết...
Th12
Giáo trình Tác động cột sống Việt Nam – Phần VI – Bệnh Tuần hoàn và Tim mạch
BỆNH TUẦN HOÀN VÀ TIM MẠCH I. Giải phẫu sinh lý hệ thần kinh, lớp...
Th12