Tam đan điền-ba trung tâm năng lượng quan trọng nhất của cơ thể con người

Đăng ngày 03/01/2021 lúc: 20:09

Theo Sinh học về năng lượng của Trung Quốc, loài người có 3 trung tâm năng lượng quan trong, có vị trí ở giữa lõi cơ thể, nó chứa nguồn năng lượng được tích lũy như cách một viên pin tích điện. 3 vùng trung tâm đó gọi là Tam Đan Điền

Từ Đan nghĩa văn học là “Chu Sa” (Cinnabar), trong khi chữ Điền nghĩa là “ruộng”. Chữ Điền trong Khí Công Chữa Bệnh được biết đến như là một vùng năng lượng. Ghép cùng với nhau từ Đan Điền dịch nghĩa ra là “Cánh đồng Chu Sa” hay “Vùng đan dược”

Chu Sa là Sun-phát Thủy Ngân (HgS-Mercury Sulfide), màu đỏ sáng hay màu khoáng đỏ son, với thành phần chính là Thủy Ngân (Mercury). Chu Sa là một loại quặng mỏ quan trọng ở Trung Quốc cổ xưa, loại nguyên liệu gốc cần để chế tạo nên màu đỏ chu sa để dùng cho ấn của Hoàng Đế, chỉ được sử dụng bởi các Hoàng Đế. Chu Sa đã từng được dùng – cho đến ngày nay – trong Y học Trung Quốc để làm thuốc an thần và xoa dịu Tim, nhưng thường chỉ dùng với lượng nhỏ, liều ngắn ngày do độc tính cao.

Chu Sa cũng là một loại Đan dược của sự sống trong phép Luyện Đan của Đạo Giáo, Vì nó được khám phá ra là có một khả năng cân bằng Âm Dương. Phép luyện đan Đạo Gia, cũng như Phép luyện đan ở phương Tây, được thực hành bằng 2 cách: Luyện Ngoại Đan (Wai Dan) và Luyện Nội Đan (Nei Dan). Ngoại Đan là tổ tiên của ngành hóa học hiện đại. Người luyện ngoại đan chuẩn bị những phòng thí nghiệm và các cuộc thí nghiệm với rất nhiều vật liệu từ nguồn thực vật, động vật và quặng mỏ với mục tiêu tìm ra cách để chuyển đổi kim loại thành vàng. Một cách bí mật, họ cũng tìm cách khám phá ra đan dược, hay loại thuốc, mà nó ban phát sự bất tử hoặc ít nhất kéo dài cuộc sống. Bằng cách đó họ đã tạo nên rất nhiều những khám phá quan trọng, như thuốc súng, thuốc men y học và rất nhiều chất liệu sống quan trọng cho thế giới ngày nay.

Luyện nội đan quan tâm đến việc thanh lọc bản chất con người và chuyển hóa phần tinh thần vào trong những gì tiềm năng nhất tinh túy và hào quang mà không cần sử dụng những tác nhân bên ngoài. Thay vào đó, họ sử dụng Khí Công và Thiền Định để luân chuyển và thu gom “Nội Đan” của năng lượng giới tính, Khí và cảm nhận những vị trí khác nhau trên cơ thể. 3 Đan Điền, hay “Vùng Đan Dược”, thêm vào khả năng tích chứa năng lượng, hoạt động tương tự như lò nung của Người luyện Đan, hay những cái vạc có vai trò thu gom và chuyển đổi những chất nền sống, năng lượng, và nhiều loại vật chất ý thức. Thành phần của Nội Đan là Tinh, Khí và Thần. Người luyện nội đan giữ bí mật bằng cách sử dụng những từ ngữ được mã hóa các khoáng vật như “Vàng”, “Chì”, và “Chu Sa” để mô tả sự di chuyển và biến đổi của các chất năng lượng và tinh thần bên trong cơ thể.

Mục tiêu của người luyện nội đan là sự bất tử, chuyển hóa hoàn toàn Tinh Khí và Thần. Tinh, Khí và Thần gọi trung lại là Tam Bảo và là 3 nguồn năng lượng sống cơ sở cần thiết cho cuộc sống loài người. Để đạt tới sự chuyển hóa, người luyện đan đầu tiên thu gom và chuyển hóa Tinh thành Khí ở Hạ Đan Điền. Tiếp theo họ thu nạp và chuyển hóa Khí thành Thần ở Trung Đan Điền. Kế tiếp họ chuyển đổi Thần vào Vô Cực (hoàn toàn khai mở vùng không gian vô tận) ở Thượng Đan Điền. Cuối cùng, họ hợp nhất Vô cực vào Đạo (Năng lượng thần linh). Tam Đan Điền cung cấp những cái lò luyện đan bên trong cơ thể cho những sự chuyển hóa đó.

Những sự biến đổi đó có thể được so sánh với những sự thay đổi của nước (ở trạng thái đặc và không có tác động của nhiệt độ), khi bị đun nóng, có thể chuyển từ dạng băng đá, thành dạng lỏng rồi sau đó hóa hơi.

Tam bảo (Tinh, Khí và Thần) cũng được kết nối với Tam Tài (Three Outer Forces) hay những nguồn sức mạnh của Thiên, Địa và Nhân. Tinh (Tinh túy có thể tái sinh) là chất có giá trị cốt lõi nhất và do đó có tính Dương nhất trong Tam Bảo, được liên kết chặt chẽ với Địa Khí. Trong cách tập luyện Y học Khí Công và cách luyện nội đan của Đạo Gia, Địa năng lượng được tích tụ ở Hạ Đan Điền và có liên hệ với nhiệt. Khi là một hợp thể của Âm và Dương và có liên kết chặt chẽ với năng lượng khí quyển, được hợp thành của Địa Khí và Thiên khí , tích tụ ở Trung Đan Điền, (Có liên hệ với sự dao động). Thần (Linh hồn) là loại phi vật chất nhất, do đó Âm nhất trong 3 loại; tương xứng với Thiên Khí và được tích tụ ở Thượng Đan Điền có liên hệ với Hào Quang.

Tam Đan Điền được kết nối với nhau thông qua Trục Thái Cực. Trục Thái cực hoạt động như một con đường hành lang thông suốt liên hệ với 3 đan điền, và như một cao tốc cho sự vật chuyện của các nguồn năng lực sống khác nhau. Linh hồn bất tử được hình thành trong cơ thể tại thời điểm thụ thai thông qua Trục Thái Cực, và rời đi vào lúc chết. Trục Thái Cực cũng được dùng để luân chuyển Nhân Tính trong cơ thể.

Bất chấp việc người luyện tập Khí Công hiện đại có quan tâm đến chuyển hóa linh hồn hay không, từ quan điểm Tam đan điền của Khí Công Y Học vẫn là những trung tâm lực sống cho vòng tuần hoàn năng lượng sống. Chúng là các vùng quan trọng cho việc chẩn đoán và tự chữa lành, cũng như cho việc dẫn Khí vào bệnh nhân.

Những phần sau đây các nghiên cứu về Tam Điền (3 Đan Điền) và những liên hệ riêng của chúng tới Tam Bảo là Tinh, Khí, Thần.

VÙNG HẠ ĐAN DƯỢC

Hạ Đan Điền là Đan Điền rất quen thuộc với Võ Nghệ và Thiền Tông (Martial Artists and Zen meditators). Nó được xem như là trung tâm sức mạnh thể chất và nguồn thể lực. Trong tiếng Nhật gọi là “Hara”, nó có vị trí ở bụng dưới, ở trung tâm của vùng tam giác tạo bởi những những đường thẳng nối liền Rốn, huyệt Mệnh Môn (Mingmen – Lưng dưới lower back) và đáy xương chậu (perineum). 3 điểm đó tạo nên một Kim tự tháp (hình chóp) hướng mặt xuống dưới. Đó là hình dạng cho phép Hạ Đan Điền thu nhận năng lượng (Khí) từ Trái Đất.

Hạ Đan Điền là khu vực chính cất giữ những loại năng lượng của Thận. Nói cách khác, Thận Khí có liên kết rất chặt chẽ với Khí Tiên Thiên và cung cấp nền tảng cho tất các các loại khác như Tinh, Khí, năng lượng Âm và Dương trong cơ thể.

Hạ Đan Điền được kết nối với Tầng Vệ Khí Đầu Tiên (Protective Qi) bao phủ bên ngoài cơ thể, tỏa ra từ các mô cơ của Cơ Thể khoảng 1 inch (25mm). Khi Hạ Đan Điền tích Khí đầy đủ, thì vùng Vệ khí tự nhiên trở nên dày hơn.

HẠ ĐAN ĐIỀN VÀ TINH

Hạ đan điền thu nhận năng lượng Địa Khí và đại diện cho nguồn năng lượng vật lý Tinh của cơ thể. Địa Khí được chuyển hóa trong Hạ Đan Điền là một dạng năng lượng đặc, đầy với một độ dày trong kết cấu. Trong phép so sánh với sự chuyển đổi của nước, năng lượng ở Hạ Đan Điền đặc như nước đá.

Hạ Đan Điền có liên hệ mật thiết với Jing Gong (Essence Palace) vị trí ở vùng đáy xương chậu, nơi được coi như là bể chứa Tinh. Tiên Thiên Tinh (Prenatal Essence – Yuan Jing) của chúng ta, định hình nên sức mạnh và sức sống khi mới hình thành, và được cất trữ ở Hạ Đan Điền. Nó tương tác với năng lượng của Thận để hình thành Thận Tinh. Năng lượng Thận là toàn bộ những sự liên kết chằng chịt của : Thận Tinh (Kidney Jing), Thận Khí (Kidney Qi), Thận Âm (Kidney Yin), Thận Dương (Kidney Yang) và Thật Hỏa (Kidney Fire). Lửa ở Mệnh Môn (The Mingmen Fire), còn được gọi là Thận Dương (Kidney Yang), giúp chuyển hóa Tinh thành dòng Khí (Kidney Qi).

Tinh Thận luân chuyển khắp cơ thể thông qua 8 Kỳ Kinh (Eight Extraordinary Vessels, bao gồm, Mạch Đốc (Governing), Mạch Nhâm (Conception), và Thrusting Vessels, tất cả đều khởi nguồn ở vùng Hạ Đan Điền.

Tinh Thận điều khiển chu trình tái tạo năng lượng và sự sống trong cơ thể. Một số tài liệu luyện đơn cổ xưa mô tả vùng Hạ Đan Điền ở phụ nữ nằm ở trong Bao hay Tử Cung; và nó liên quan đến chức năng Tinh ở cơ thể phụ nữ. Ở đàn ông, vật chất tái tạo nằm ở Jing Gong (Essence Palace) hay tuyến tiền liệt và túi tính. Trong một số y học Trung Quốc, Đạo Gia, và tài liệu Khí Công, từ Thận được dùng đồng âm với tinh hoàn và buồng trứng.

Vị trí của Jing Gong bị ảnh hưởng bởi vị trí về cấu tạo sinh lý khác nhau giữa bộ phận sinh dục của nam và nữ. Ở nam, đây là vùng ở giữa cơ thể, tại tầng phía trên xương mu, bên dưới huyệt Khúc Cốt CV-2 (Qugu – Crooked Bone). Vùng Jing Gong ở nữ cao hơn, giữa tử cung, khoảng 1 inch (25mm) cao lên trên xương mu, thấp hơn huyệt Trung Cực CV-3 (Zhongji – Utmost Center).

Sự khác nhau về vị trí đó, một cách khác ảnh hưởng đến trữ lượng Tinh (ví dụ tinh hoàn ở Nam là nguồn gốc tạo nên sự chuyển hóa năng lượng xảy ra ở vùng cơ thể thấp hơn ở Nữ giới, vì vị trí buồng trứng ở Nữ giới nằm cao hơn).

Tinh là dạng vật chất, lý tính nhất của Khí trong cơ thể (Tương ứng với tính Âm và Địa Khí). Hạ Đan Điền là nơi mà Khí của Đất được dẫn vào trong cơ thể và chuyển hóa bằng nhiệt.

Hạ Đan Điền hoạt động như bể chứa nhiệt và năng lượng và có liên kết với Thận. Thận điều khiển Thủy Tố trong cơ thể. Tinh được cho là như nước nằm trên vạc dầu. Thông qua tập trung chú ý và thiền tập, Tinh (Tinh túy vật chất) ở Hạ Đan Điền được tinh luyện và biến đổi để tạo ra Khí (Năng lượng sống). Khi nhiệt được sinh ra từ kết quả của Tim và Lửa Mệnh Môn với Thận Nước, biến đổi của việc luyện đan Tinh ở vùng Hạ Đan Điền chuyển hóa Tinh thành dòng Khí (Vai trò của Khí như bị bốc hơi từ nồi nước sôi). Quá trình đó được biết như là “chuyển đổi Tinh thành Khí” và xảy ra ở Hạ Đan Điền.

HẠ ĐAN ĐIỀN VÀ KHÍ

Hạ Đan Điền được gọi là Biển Khí. Đó là nơi Khí trú ngụ, nơi Lửa Mệnh Môn của cơ thể thức tỉnh, nơi Thận Dương và Khí Âm thu nạp, và là nơi Nguyên Khí tàng trữ. Cũng được gọi là Nguồn Khí (Source Qi), Nguyên Khí là nền tảng của tất cả các loại Khí khác của cơ thể. Nguyên Khí có liên kết rất chặt với Tinh Túy Tiên Thiên (Prenatal Essence – Yuan Jing). Cùng với nhau, Nguyên Khí và Nguyên Tinh xác định tổng quát sức khỏe, sức sống, thể lực và nhịp độ sống.

Nguyên Khí là lực sống phía sau tất cả các hoạt động của các cơ quan và nguồn năng lượng trong cơ thể. Nó có liên hệ chặt với Mệnh Môn và hoạt động cung cấp nhiệt độ cơ thể. Nguyên Khí của cơ thể là nhân tố xúc tác cho quá trình chuyển hóa Thực phẩm chúng ta ăn và không khí chúng ta hít thở thành Hậu Thiên Khí (Postnatal Qi). Nó cũng giúp thuận lợi cho quá trình tạo Máu.

Nguyên Khí trú ngụ ở Hạ Đan Điền, và nó cũng thổi ra những cơ quan nội tạng và những kinh mạch thông qua Tam Tiêu (Triple Burners). Nguyên Khí được cho là vào trong 12 Kinh Lạc (Twelve Primary Channels) (12 đường năng lượng chính của cơ thể) thông qua Yuan points (đôi khi gọi là Source points) trong Thuyết châm cứu.

Thuộc về Tam Điền, Hạ Đan Điền gần nhất với Trái Đất, là Âm nhất và có khả năng mạnh mẽ trong việc thu nạp Địa Khí. Trong Khí Công Y học, khi các học viên được học để bảo toàn và luân chuyển Khí của chính họ, họ có thể gia tăng nó bằng cách kết nối với bể chứa Khí vô tận của môi trường tự nhiên. Năng lượng Trái Đất là dạng đầu tiên của ngoại Khí mà người thực tập Khí công kết nối. Sự kết nối năng lượng với Đất quan trọng vì nhiều lý do sau.

  1. Đầu tiên, Người tập Khí Công cần sức mạnh bộ tấn (Grounding Power) Âm của Địa Khí để cân bằng với sự thu nạp chủ động nguồn năng lượng Dương từ các bài tập Khí Công. Không có Tấn Pháp vững trong Địa Khí, rất nhiều người tập Khí Công bị phát Khí lệch hướng dẫn đến bị Tẩu Hỏa (Excess Heat).
  2. Thứ hai, mỗi người có một lượng Khí giới hạn. Khi Khí Công Sư dẫn Khí của họ để chữa cho những người khác, họ sẽ rút cạn nguồn Khí của họ nếu như họ không thể đồng thời bổ sung Khí từ một nguồn khác bên ngoài.

Mặc dù mọi người, những người không tập Khí Công để dẫn Địa Khí vào trong Hạ Đan Điền. Bằng cách thực hành Khí Công và sử dụng sự chú tâm, một lượng vô cùng lớn Địa Khí được dẫn đi vào trong cơ thể.

HẠ ĐAN ĐIỀN VÀ THẦN

Hạ Đan Điền bản thân nó được xem là trung tâm của ý thức. Ý thức của Hạ Đan Điền phần nhiều cung cấp sự vận động hay vật lý, nó bản chất Dương và rất gần với Trái Đất.

Tinh của cơ thể được kết nối với Po phách (Seven Corporeal Souls). Po làm chủ bản năng sinh tồn và những phản xạ tự nhiên trong tiềm thức của chúng ta có liên hệ với sự sinh tồn. Vì lý do đó, những người võ nghệ phương Đông dành rất nhiều thì giờ để tu luyện vùng hạ Đan điền của họ để có được sự liên hợp giữa Tinh, Khí và Thần, điều cần thiết để phá vỡ nhận thức phân biệt 2 bên (Split second clarity) chú trọng vào sự đối lập giữa sự sống và cái chết.

HẠ ĐAN ĐIỀN VÀ GIAO TIẾP BẰNG VẬN ĐỘNG (KINETIC COMMUNICATION)

Không chỉ Hạ Đan Điền là trung tâm sức mạnh vật lý và nguồn lực thể chất, mà nó còn được quan tâm như là nơi trú ngụ của các giao tiếp bằng sự chuyển động, sự thức tỉnh và cảm giác. Một cấp độ của sự tỉnh thức được biết đến như là “sự biết rõ cơ thể”, hay sự giao tiếp bằng chuyển động, kích hoạt bởi tiềm thức. Tiềm thức tâm lý nhu nhận rất nhiều tín hiệu từ môi trường nó không được sắp xếp một cách thứ tự bởi tư duy logic. Những tín hiệu đó có thể tăng động lực cho những chuyển động, phản hồi tự phát sinh của cơ thể và đôi khi đó là những cảm giác thật lòng.

Kinetic có nghĩa là “Hành động theo bản năng”. Nó thường được cảm thấy như là một hành động bên trong hay bên ngoài của cơ thể. Trong trạng thái biết rõ hành động đó cho phép Khí Công Sư có thể cảm nhận tự nhiên những xung động cộng hưởng bên trong bệnh nhân bằng chính cơ thể họ. Khi cơ thể của Khí Công sư cảm nhận nóng hay lạnh bất thường, bắt đầu khuấy động hay run rẩy, đó có thể xác định rằng tiềm thức tâm trí của họ đang cố gắng liên kết với tình trạng và vị trí của khu vực đang nhiễm bệnh trong các tế bào của bệnh nhân.

Đa phần những lúc mà những cảm giác đó xuất hiện trong Hạ Đan Điền đều rất vi tế, nhưng với Khí Công Sư, với khả năng cảm nhận cơ thể của họ ở mức cao, có thể nhận ra được nhiều kiểu biến đổi năng lượng vi tế bên trong họ và những người khác. Khi Khí Công Sư thu nhận năng lượng ở Hạ Đan Điền, sự gia tăng nhận biết và độ nhạy cảm xảy ra tự nhiên. Để nuôi dưỡng khả năng đó chỉ đơn giản yêu cầu thực tập trong việc chú tâm đến cơ thể vật lý. Ở mức độ cao của sự nhận biết về cơ thể vật lý, môi trường xung quanh, và mối quan hệ giữa cơ thể và môi trường là những gì cần để tối đa sự liên kết bằng sự chuyển động vật chất. Khi sự cảm nhận được gia tăng, giác quan và chuyển động cơ thể xảy ra tự nhiên. Đó là những cảm giác vi tế cho phép người Khí Công Sư cảm nhận, đánh hơi hay nghe thấy những hiện tượng năng lượng được giải phóng từ những tế bào mô cơ bị nhiễm bệnh của bệnh nhân.

Theo một cuộc nghiên cứu được tiến hành bởi Tiến Sĩ Michael Gershon, giáo sư phẫu thuật và sinh học tế bào tại trung tâm y học dưỡng lão Columbia tại New York, Hạ Đan Điền gửi và nhận những xung lực, ghi nhận những kinh nghiệm, và hồi đáp những cảm xúc. Những tế bào thần kinh của nó được ngâm và chi phối bởi cùng một loại chất dẫn truyền như ở Não Bộ. “Não” của Hạ Đan Điền, được biết như là hệ thần kinh của ruột, phản ánh hệ thần kinh trung tâm của cơ thể và là mạng lưới của 100 triệu tế bào thần kinh (Neurons – Nhiều hơn những gì mà cột sống chứa), những chất dẫn truyền, và chất đạm nó có thể hoạt động độc lập với Não của cơ thể, và có thể gửi thông đẹp, học hỏi, ghi nhớ và tạo ra những cảm xúc.

Tiến Sĩ Gershon giải thích rằng hoạt động ở hệ thần kinh của vùng bụng dưới là những chất dẫn truyền thần kinh như là Serotonin (An thần), Dopamine (Khoái cảm), Glutamate (Phấn khích), Norepinephrine (Cảnh giác), Nitric Oxide (Giãn nở mạch máu), Enkephalins (một loại của chất giảm đau tự nhiên), và Benzodiazepines (Một hợp chất hóa học có thể hóa giải những nỗi lo lắng). Vùng bụng dưới cũng có 24 loại nhỏ đạm não bộ (small brain proteins) gọi là những nội tiết tố (Neuropeptides). Những kết quả nghiên cứu của Tiến sĩ Gershon cung cấp một bằng chứng cho Trí Tuệ khoa học hiện đại phương Đông được truyền thừa hàng ngàn năm – rằng trung tậm của sự hiểu biết tồn tại ở những nơi trong cơ thể bên cạnh Não Bộ và Vùng bụng là một trong những trung tâm cảm nhận chính của cơ thể.

GIẢI PHẪU HỌC VỊ TRÍ CỦA HẠ ĐAN ĐIỀN

Hạ Đan Điền nằm ở vị trí giữa bên dưới Rốn, bên trong phần bụng dưới, có dạng một hình tam giác đỉnh hướng xuống phía dưới. Nó có liên quan đến 3 cổng Chakra đầu tiên ở dưới (First three lower Chakra gates). Chakras là những trung tâm năng lượng nhỏ có gốc từ Trục Thái Cực và có một hay nhiều Cổng.

  1. Điểm thấp nhất của Hạ Đan Điền nằm ở vị trí Huyệt Hội Âm (Huiyin CV-1) ở đáy xương chậu. Đó là vị trí liên quan đến vùng trên cơ thể có vai trò thu nạp và hấp thụ năng lượng Địa Khí. Khu vực đó có vai trò thu nạp Âm Khí vào trong cơ thể và Hạ Đan Điền thông qua 3 nhánh kinh Âm (Gan, Lá Lách và Thận). Khu vực đó đôi khi được biết là Cổng phía dưới của Trục Thái Cực (Lower Gate of the Taiji Pole), hay Bottom Gate of the Lower Chakra.
  2. Vùng phía trước của Hạ Đan Điền nằm phía sau huyệt Thần Khuyết (CV-8, Shenque, Spirit’s Palace) ngay rốn. Cái tên có liên hệ với nơi mà Khí và Thần của Mẹ đi vào trong phôi thai suốt giai đoạn phát triển Thai Nhi. Khu vực đó được biết như là Tiền Đan Điền (Front Dantian), hoặc cổng phía trước của Chakra Thứ 2 (Front Gate of the Second Chakra)
  3. Vùng phía sau của Hạ Đan Điền nằm ở huyệt Mệnh Môn (Mingmen, GV-4, Gate of Life) ở vùng thắt lưng, phía trước đốt thắt lưng thứ 2 (second lumbar vertebra). Huyệt Mệnh Môn có liên quan đến điểm giữa 2 quả Thận. Nó là nguồn của Nguyên Khí, và do đó nó quyết định sự sống và sự chết. Huyệt Mệnh Môn cấp ngọn lửa sống (True Fire) của cơ thể; nó cung cấp nhiệt lượng cho Tam Tiêu (Triple Burners), và có vai trò đảm bảo ổn định cho Thận và khu vực Hạ Đan Điền. Vùng này còn được biết với cái tên Hậu Đan Điền (Back Dantian), hay Cổng Sau của Chakra thứ 2 (Back Gate of the Second Chakra).
  4. Những viện đào tạo Khí Công Y Học ở Trung Quốc bất đồng quan điểm về vị trí của Hạ Đan Điền. Một số trường dạy rằng trung tâm của Hạ Đan Điền ảnh hưởng bởi sự khác nhau vị trí về giái phẫu học cơ quan sinh dục của nam và nữ. Ở một số trường khác, học sinh được dạy rằng ở nam giới, trung tâm Hạ Đan Điền nằm ở sau huyệt Quan Nguyên (Guanyuan, CV-4, Gate of Original Qi). Trung tâm của vùng Đan Điền ở phụ nữ được cho là ở cao hơn ở bên trong, và sau huyệt Khí Hải (Qihai, CV-6, Sea of Qi). Khu vực đó cũng được biết đến là Vùng Đan Điền ở Giữa (Middle of Dantian), tham khảo đến vị trí vùng đó ở giữa Rốn và huyệt Mệnh Môn.

Khí công Phí Tường Trúc, 14/11/2020

ST: Lương Y Đỗ Văn Chiến

Bài viết liên quan

Tĩnh khí công-Bài 1

  Tập thở để tạo bầu trời con trong thân người (Khai sinh Hạ Đan...

Thai tức quyết

Thai Tức còn được gọi là «Tề Hô Hấp», «Đan điền hô hấp», nghĩa là...

Tẩy Tủy Kinh-pháp môn tập luyện nội công dưỡng sinh bí truyền của Phật môn

  “Tẩy tủy kinh” là một trong hai kinh điển võ học được lưu truyền...

Tập khí công phục hồi thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

  Bệnh viện cột sống – Thoát vị đĩa đệm cột sống L4/L5 là bệnh...

Huấn luyện tập Khí công Dịch Cân Kinh phục hồi bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Dịch Cân Kinh là môn khí công cao cấp được lưu truyền từ cổ xưa...

1 Các bình luận

Tự xoa bóp tăng cường sức khỏe, trị bách bệnh

Bệnh viện cột sống – Phương pháp tự xoa bóp của Cốc Đại Phong nằm...

Trả lời