Thai Tức còn được gọi là «Tề Hô Hấp», «Đan điền hô hấp», nghĩa là không không dùng mũi mồm để thở, nhưng lại hô hấp tựa như bằng rốn, như kiểu thai nhi. Vì thế gọi là Thai Tức. Bão Phác Tử nói: «Được Thai Tức là không hô hấp bằng mũi mồm, mà như là Bào Thai» (Đắc Thai Tức giả, năng bất dĩ khẩu tị hư hấp, như tại bào thai chi trung.)
«Hô Hấp Chân Khí, không dùng cách Hô Hấp bằng mũi mồm. Mũi mồm chỉ là môn hộ để hô hấp; Còn Đan Điền mới là bản Nguyên của Khí, là nơi thánh nhân hạ thủ, để thu tàng Chân Nhất» Đó là cách thở bằng bụng rất khó.
Thai Tức Kinh gọi thai tức cũng là phép luyện Nội Đơn (Giả danh Thai Tức, thật viết Nội Đan).
- Thai tức lấy Điều Tức làm chủ, khiến sao cho Hô Hấp Thổ Nạp miên miên, không dùng Khẩu Tị, thủ Thần bên trong, như Anh Nhi tại mẫu phúc trung, cho nên gọi là Thai Tức.
- Người tu đạo thường phục khí ở dưới rốn, giữ Thần ở trong thân, Thần Khí Tương Hợp mới sinh Huyền Thai, […] thế là nội đơn bất tử chi đạo vậy.
- Thai tức chi Pháp là Thần Khí Tương Hội.
- Người xưa còn cho rằng Thai Tức là Điều Khí, yết tân.
Ngoài những khẩu quyết về Thai Tức trên, sách Trung Quốc Khí Công Đại thành còn có một chương ghi lại nhiều khẩu quyết khác về Thai Tức.
Luyện đan thành công thông tiểu châu thiên sẽ cảm nhận gì trong thân:
- Tai phải nghe tiếng gió thổi khí đủ
- Tại trái gào thét tính đủ
- Trong miệng nhiều tân dịch khí Tỳ kinh đủ
- Mặt như trùng bò khí kích lỗ chân lông
- Mắt có ánh sáng vàng hiện Tinh khí thần sung túc
- Sau gáy nhạy bén chân hoả sung túc
- Tướng tá phong độ dương quan kiểm soát tốt
- Đan điền nóng bỏng tình khí đầy đủ
- Nếu các khiếu có thần thì 1000 trí sanh ra
- Đan có thì muôn thứ thay đổi
Tập khí công tốt thì kiểm soát được 8 loại rò rỉ trong thân thể chúng ta:
- Nước mắt tự rò rỉ: gọi là gan lậu
- Nước mũi tự tò rỉ: gọi là phổi lậu
- Nước bọt hay nhổ: gọi là thận lậu
- Ngủ mà chảy nước dãi: não lậu
- Mồ hôi tự rò rỉ: tâm lậu
- Đổ mồ hôi trộm: ruột non lậu
- Hay ưa dâm: thân lậu
- Nằm mơ gần gũi với ma: thần lậu
Con người chúng ta không để quá lâu những việc sau:
- Nằm lâu hại khí
- Ngồi lâu Hại mạch
- Đứng lâu hại xương
- Đi lâu Hại gân
- Nhìn lâu hại tinh
- Nghe lâu hại thần
- Giận lâu hại gan
- Nói lâu Hại dịch
- Mồ hôi nhiều hại dương
- Nước mắt nhiều hại huyết
- Gần gũi nhiều hại tủy
- Buồn lâu hại tim
- Lo nhiều hại bao tử
- Bi thương nhiều hại phổi
- Luôn sợ hại thận
- No nhiều hại bao tử
Và nên làm để bảo dưỡng thân thể:
- Mặt phải thường lau
- Mắt phải thường xoa
- Tai thường phải gõ trống
- Răng thường phải gõ
- Lưng thường phải ấm
- Ngực thường che chắn bảo vệ
- Bụng lưng phải thường chà
- Chân phải thường xoa
- Nước ngọc tuyền thường nuốt
Bài viết liên quan
Tĩnh khí công-Bài 1
Tập thở để tạo bầu trời con trong thân người (Khai sinh Hạ Đan...
Th10
Tam đan điền-ba trung tâm năng lượng quan trọng nhất của cơ thể con người
Theo Sinh học về năng lượng của Trung Quốc, loài người có 3 trung tâm...
Th1
Tẩy Tủy Kinh-pháp môn tập luyện nội công dưỡng sinh bí truyền của Phật môn
“Tẩy tủy kinh” là một trong hai kinh điển võ học được lưu truyền...
Th12
Tập khí công phục hồi thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Bệnh viện cột sống – Thoát vị đĩa đệm cột sống L4/L5 là bệnh...
Th12
Huấn luyện tập Khí công Dịch Cân Kinh phục hồi bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Dịch Cân Kinh là môn khí công cao cấp được lưu truyền từ cổ xưa...
1 Comment
Th12
Tự xoa bóp tăng cường sức khỏe, trị bách bệnh
Bệnh viện cột sống – Phương pháp tự xoa bóp của Cốc Đại Phong nằm...
Th12