Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ

Đăng ngày 07/12/2020 lúc: 22:12

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là bệnh lý xương khớp phổ biến do đĩa đệm vùng cột sống cổ bị thoái hóa, bao xơ bị mất nước dẫn đến khô xơ và vỡ bao xơ, nhân nhầy di lệch ra khỏi vị trí trung tâm chèn ép vào rễ thần kinh hoặc tủy sống cổ. Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ không chỉ gây đau đớn và hạn chế vận động chi trên mà còn có thể dẫn tới những biến chứng nặng nề, thậm chí tàn phế nếu không được hỗ trợ điều trị kịp thời. Vậy thoát vị đĩa đệm là bệnh gì? Nguyên nhân, biểu hiện bệnh như thế nào? Tác hại ra sao?

Cột sống cổ gồm 7 đốt từ C1 – C7, ở giữa các đốt sống được phân cách bởi đĩa đệm, đóng vai trò như một gối đỡ đàn hồi, giúp giảm xóc, thay đổi độ cao, bảo vệ đốt sống khỏi các chấn thương khi vận động.

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là tình trạng nhân nhầy của đĩa đệm tràn ra ngoài bao xơ, chèn ép lên rễ thần kinh vùng cổ gây đau nhức, ảnh hưởng khả năng vận động cổ. Đĩa đệm vùng cột sống thắt lưng và cột sống cổ là hai vùng bản lề, hay xẩy ra bệnh thoát vị nhất. Thoát vị đĩa đệm vùng cột sống cổ nguy hiểm và khó chữa trị hơn.

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là bệnh lý nguy hiểm, không chỉ gây đau nhức cổ, vai gáy mà còn ảnh hưởng đến não bộ, tứ chi, hệ thống tim mạch, nếu để bệnh phát triển lâu có thể phát sinh nhiều biến chứng nguy hiểm.

Cách nhận biết biểu hiện thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Khi nhân nhầy đĩa đệm cột sống cổ tràn ra bên ngoài bao xơ sẽ gây chèn ép rễ thần kinh tại tủy sống, khiến cơ thể phát sinh nhiều vấn đề như: đau nhức, rối loạn cảm giác, tê liệt, vận động bị hạn chế,… Cụ thể như sau:

Đau nhức khó chịu: Đau cổ, vai gáy, lan xuống tay và các đầu ngón tay,… với cường độ không đồng nhất, có thể đau liên tục hoặc ngắt quãng, đau tăng khi nghiêng cổ, cúi đầu, ngước lên, đau dữ dội nếu ho, hắt hơi, đi đại tiện,…

Rối loạn cảm giác: Các tác động nóng, lạnh hay xúc giác lên khu vực cổ không thể cảm nhận rõ ràng, người bệnh có cảm giác khác lạ khi cầm nắm các đồ vật, đau rát như bị kiến bò, kim châm,…

Hạn chế vận động: Hạn chế khả năng vận động vùng cổ, vai và cả cánh tay. Người bệnh đi lại khó khăn, không thể nhấc tay hay khó gập, duỗi cánh tay.

Teo cơ, tê liệt: Trường hợp bệnh nặng có thể gây teo cơ, mất cảm giác ở một số bộ phận trên cơ thể, nguy hiểm hơn còn làm liệt cơ và chi, bắt đầu ở cổ và thân mình, sau đó lan đến hai chân và hai tay.

Nguyên nhân chính gây thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là gì?

Phần bao xơ bên ngoài của đĩa đệm có thể rách bất ngờ khi bị thoái hóa hoặc chịu quá nhiều áp lực cùng một lúc, cũng có thể rách vỡ từ một lực tác động nhỏ lặp đi lặp lại nhiều lần, xảy ra bởi những nguyên nhân chủ yếu sau:

Nâng hoặc bê vật quá nặng trên đầu gây sức ép lên cột sống cổ.

Cột sống bị thoái hóa khiến bao xơ đĩa đệm khô dần, dễ rách vỡ làm nhân nhầy tràn ra bên ngoài.

Gặp chấn thương do té ngã, va đập mạnh, tai nạn giao thông,… tác động lên đĩa đệm khu vực cổ.

Nghiêng hoặc gập cổ đột ngột, ngước nhìn trong khoảng thời gian quá lâu.

Tư thế thiếu khoa học khi ngồi, tập thể dục, vận động hay các hoạt động hàng ngày.

Bố mẹ có cấu trúc đĩa đệm yếu thì có nguy cơ di truyền sang cho con cái.

Bệnh thoát vị đĩa đệm cổ có nguy hiểm không?

Cột sống cổ phải chịu sức nặng tương đối lớn (1/10 trọng lượng cơ thể) do phải nâng đỡ phần đầu và chi phối hoạt động của đầu, chi trên. Chính vì thế, khi bị thoát vị đĩa đệm sẽ gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ thể:

Thiếu máu nuôi dưỡng não: Khi rễ thần kinh cột sống bị chèn ép sẽ làm hạn chế lượng máu lưu thông từ tim lên não gây thiếu máu lên não cục bộ, ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ và hệ thống thần kinh.

Mắc hội chứng giao cảm cổ sau: Đây là hội chứng rất phức tạp, gây nhiều tác động đến hoạt động của tim cũng như các cơ quan nội tạng khác trong cơ thể con người.

Rối loạn cảm giác vùng đầu: Tổn thương rễ thần kinh cổ C1, C2, C3 có thể làm đau dây thần kinh chẩm lớn, chẩm bé, chẩm thứ 3 phía sau đầu người bệnh, gây rối loạn cảm giác vùng đầu, đau đầu, tê bì mất cảm giác vùng đầu.

Rối loạn vận động tay chân: Tổn thương rễ thần kinh cổ C4, C5, C6, C7 có thể chèn ép vào Đám rối Cánh Tay gây rối loạn vận động chi trên.

Liệt nửa người, tay chân: Người bệnh có nguy cơ bị mất khả năng vận động nửa người và tay chân, có thể xảy ra tạm thời hoặc suốt đời.

Tiểu tiện không kiểm soát: Người bệnh có nguy cơ không kiểm soát được vấn đề tiểu tiện do cơ thắt kiểu ngoại vi không giữ được nước tiểu.

Làm sao để trị liệu thoát vị đĩa đệm sống cổ hiệu quả?

1. Sử dụng thuốc giảm đau

Thuốc giảm đau có tác dụng tức thời trong khoảng 3 – 4 tiếng rồi lại phải tái sử dụng. Nếu bệnh nhân lạm dụng thuốc giảm đau sẽ gây hại dạ dày, gan, thận,… nguy hiểm tới sức khỏe.

2. Vật lý trị liệu

Phương pháp này chỉ có hiệu quả khi người bệnh chỉ có đau hoặc tê trong bệnh lí rễ thần kinh và hầu như không có hiệu quả đối với những người bệnh có biểu hiện của bệnh lí tủy sống.

3. Phẫu thuật

Phương pháp này chi phí khá cao mà bệnh chỉ thuyên giảm bệnh được trong khoảng 1-2 năm rồi có thể tái phát bệnh. Mặt khác, trong quá trình phẫu thuật cũng gây nhiều đau đớn, rủi ro cho bệnh nhân.

4Liệu pháp đặc hiệu (TĐCS + DDS-Điện sinh học + Đắp Cao thảo dược) – Xóa tan nỗi lo thoát vị địa đệm sống cổ

Ngay khi có những triệu chứng của bệnh thoát vị địa đệm sống cổ, chúng ta nên đến những địa chỉ chuyên khoa xương khớp để hỗ trợ điều trị kịp thời. Bệnh viện Cột sống đã được đông đảo người bệnh tín nhiệm và đánh giá cao liệu pháp đặc hiệu 3.1 hỗ trợ điều trị thoát vị địa đệm sống cổ.

Mọi người thao khảo cách phục hồi bệnh phồng, thoát vị đốt sống cổ bằng phương pháp TĐCS tại đây:

Phương pháp trị liệu thoát vị đĩa đệm sống cổ theo Tây y thường không triệt để, bệnh dễ tái phát, đồng thời tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ và rủi ro. Do đó, nhiều người đã lựa chọn hỗ trợ điều trị bệnh bằng phương pháp đặc hiệu TĐCS + DDS + Đắp Cao Thảo dược (3.1), kết hợp giữa Y học Bổ xung, Công nghệ hiện đại, Đông y Cổ truyền.

Sự thần kỳ của Liệu pháp đặc hiệu 3.1 giúp bạn xóa tan cơn đau nhức mỏi ở cột sống cổ, vai gáy, thắt lưng, … . Đó là sự kết hợp hoàn hảo của 3 phương pháp: Tác động cột sống, DDS – Điện sinh học, Đắp cao Thảo dược.

Với liệu pháp Tác động cột sống, Người Thầy thuốc tác động nhu thuật bằng phần mềm của đầu ngón tay tại Trọng điểm (Vị trí đốt sông bị tổn thương, lệch, lồi,….) tạo ra cung phản xạ có định hướng dập tắt cung phản xạ bệnh lý, đưa cột sống về ngay thẳng theo trạng thái sinh lý vốn có của cơ thể, đưa khối nhầy bị di lệch trở về vị trí trung tâm, phục hồi vỏ bao xơ và nuôi dưỡng các đốt sống bị tổn thương. Điều này giúp lưu thông khí huyết, nới lỏng các dây thần kinh bị chèn ép, phòng ngừa biến chứng dẫn đến chỉ định phẫu thuật.

 DDS – Điện sinh học,  là phương pháp Đông y hiện đại kết hợp Công nghê cao, phương pháp này dùng Máy tính tạo ra dòng điện tương tự dòng điện của con người, sinh vật đang sống đưa vào cơ thể Người bệnh nạp lại điện sinh học cho các tế bào, đưa dòng điện sinh học dọc theo 12 đường kinh chính (kinh tuyến trục), dòng điện sinh học kết hợp với kem, tinh dầu thảo dược đặc hiệu, đặc trị khai thông ách tắc toàn thân, nạo vét 12 đường kinh chính, giải cơ, phục hồi cho cơ thư nhuận, giải độc toàn thân hay từng bộ phận của cơ thể, đánh tan cặn bã và rác thải trong máu. Đưa cơ thể phục hồi nhanh về trạng thái khỏe mạnh, an toàn và không xâm lấn.

Mọi người có thể tham khảo phương pháp DDS – Điện sinh học tại đây:

 Đắp cao Thảo dược, ngày sưa cha ông ta đã biết đưa thuốc vào người bệnh qua da cụ thể như đắp cao, đắp thuốc, thuốc xoa bóp giúp giảm đau, tiêu viêm, phục hồi những vùng bị tổn thương để chữa bệnh. Ngày nay, khoa học tiến bộ vượt bậc, công nghệ Nano ra đời giúp Đông y tiến một bước dài trên con đường phát triển chung của Xã hội, công nghệ Nano giúp triết xuất và phân giải tinh chất thuốc có lợi trong thảo dược tự nhiên thành các hạt nhỏ li ti giúp hấp thu siêu thẩm thấu qua da. Cao thảo dược là một trong những sản phẩm như thế, Cao được quay nóng bằng lò vi sóng có nhiệt độ thích hợp, đắp ngoài trên vùng bệnh lý, cột sống bị tổn thương đưa thuốc qua da vào đốt sống, bộ phận bị tổn thương giúp phục hội hiệu quả, động thời nhiệt độ (Vật lý) giúp giãn cơ, giãn ke tiếp hợp, giải phóng chèn ép, giảm áp lựng đè lên đĩa đệm, lưu thông khí huyết phục hồi thương tổn.

Mọi người có thể tham khảo phương pháp đắp Cao thảo dược tại đây:

Ưu điểm của liệu pháp đặc hiệu 3.1:

 Hỗ trợ điều trị hiệu quả cao, khỏi lâu dài.

 Loại bỏ được sự đau đớn và rủi ro trong phẫu thuật.

 Thời gian hỗ trợ điều trị ngắn, chỉ diễn ra trong khoảng 40 – 60 phút

 Không phải nằm viện, không ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc của bệnh nhân

Nếu còn vấn đề gì cần giải đáp, bạn có thể liên hệ với chúng tôi trên website hoặc gọi đến hotline 0978.64.65.66 để được chuyên gia tư vấn trực tiếp.

Liên hệ: 

Bài viết liên quan

Phục hồi đau cột sống sau mổ do tai nạn xe máy

PHỤC HỒI ĐAU CỘT SỐNG, TÊ TAY VÀ TÊ CHÂN CHO BỆNH NHÂN SAU MỔ CỘT...

Phục hồi thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ cho phụ nữ có thai, hiệu quả và an toàn cho thai nhi

Bệnh viện cột sống – Người phụ nữ có thai bị thoát vị đĩa đệm...

Hội chứng ống cổ tay

Hội chứng lâm sàng Hội chứng ống cổ tay là một bệnh lý chèn ép...

Phục hồi chức năng cho trẻ cong vẹo cột sống tại nhà, an toàn

Cong vẹo cột sống là bệnh gì? Vẹo cột sống là một thuật ngữ chung...

Đau vai cổ gáy, tê tay

Đau cổ vai gáy, tê tay là bệnh thuộc chi trên. Bệnh này hiện nay...

Trượt cột sống Thắt lưng

ĐAU LƯNG DO TRƯỢT ĐỐT SỐNG VÀ HÌNH ẢNH TRƯỢT ĐỐT SỐNG TRÊN PHIM MRI...

Trả lời