Phục hồi chức năng cho trẻ cong vẹo cột sống tại nhà, an toàn

Đăng ngày 14/12/2020 lúc: 07:16

Cong vẹo cột sống là bệnh gì?

Vẹo cột sống là một thuật ngữ chung để mô tả tình trạng cột sống bị cong vẹo sang một hoặc hai bên, thân đốt sống bị vẹo (xoay). Độ cong thường được xem là giới hạn giữa bình thường và vẹo cột sống là 10 độ.

Cột sống như thế nào gọi là cột sống bình thường?

 Cột sống bao gồm 7 đốt sống cổ, 12 đốt sống ngực, 5 đốt sống thắt lưng, 5 đốt sống cùng liền nhau và xương cụt tạo nên một giá đỡ vững chắc cho cơ thể.

Hình dạng cột sống bình thường: thẳng khi nhìn từ phía sau, có 4 đường cong sinh lý khi nhìn từ phía bên (ưỡn ra trước ở cổ, thắt lưng, lồi ra sau ở ngực, cùng-cụt).

Vận động bình thường của cột sống gồm có 6 động tác: cúi, ngữa, nghiêng và xoay sang hai bên.

Bệnh cong vẹo cột sống ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý của trẻ như thế nào?

Nếu vẹo cột sống mà không được phát hiện và chữa trị tốt thì có thể dẫn tới bị dị dạng trầm trọng, ảnh hưởng xấu đến hình thể, gây đau, ảnh hưởng chức năng tim phổi và có thể làm giảm tuổi thọ cụ thể như sau:

  • Vận động: Trẻ có thể bị hạn chế cúi lưng, nghiêng người sang bên, đi lại có thể bị lệch người.
  • Hô hấp: Cong vẹo cột sống nặng có thể làm cho trẻ thở khó khăn hơn bình thường.
  • Tim mạch: Cong vẹo cột sống nặng có thể làm cho rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh, hồi hộp.
  • Tâm lý: Trẻ, người lớn bị cong vẹo cột sống thường có cảm giác tự ti, xấu hổ, không mạnh dạn tham gia vào các hoạt động như vui chơi, học hành khó hòa nhập cộng đồng, thể dục thể thao, tìm kiếm việc làm và xây dựng gia đình.
  • Việc làm: Người lớn bị cong vẹo cột sống có thể gặp khó khăn trong kiếm việc làm do hình thức và chức năng vận động bị hạn chế nên khó được chấp nhận.
  • Xã hội: Trẻ em và người lớn bị cong vẹo cột sống thường bị bạn bè, người xung quanh chế nhạo.

Nguyên nhân nào gây ra bệnh cong vẹo cột sống?

  • Nguyên nhân trước sinh: 

+ Do cấu trúc bất thường.

+ Bệnh thân nửa đốt sống bẩm sinh.
+ Xẹp đốt sống bẩm sinh.
+ Cứng đa khớp bẩm sinh.
  • Nguyên nhân sau sinh:

+ Do biến dạng xương sống.

+ Lao cột sống.

+ Chấn thương cột sống…

+ Do bệnh cơ.

+ Loạn duỡng cơ.

+ Thoái hoá cơ tủy.

+ Nhược cơ.

  • Do bệnh hệ thần kinh:

+ U xơ thần kinh.

+ Bại não.

+ Bại liệt.

+ Viêm đa rễ thần kinh

+ Bệnh tủy sống

  • Do các nguyên nhân khác:

+ Do tư thế ngồi học.

+ Do ngắn 1 chân (chiều dài 2 chân không đều nhau làm lệch vẹo cột sống khi đứng, khi đi).

  • Không rõ nguyên nhân

80% người bị cong vẹo cột sống không rõ nguyên nhân.

Lứa tuổi nào của trẻ hay bị cong vẹo cột sống nhất?

Vẹo cột sống thường xuất hiện ở tuổi học đường và phát triển rất nhanh ở lứa tuổi 10 – 16 tuổi, trong giai đoạn cột sống phát triển nhanh.

 Giới tính hay bị cong vẹo cột sống nhất?

Nữ nhiều hơn nam. Bởi vì nữ trang phục chủ yếu là váy nên có thói quen ngồi hai chân về một bên (ngồi chữ Z), ngồi vắt chân lên nhau (ngồi chữ ngũ).

Vị trí nào trên cột sống của trẻ hay bị cong vẹo cột sống nhất?

Vị trí: có thể ở vùng cổ, ngực, thắt lưng. Thường gặp nhất ở vùng ngực.

Hình trên là các bệnh nhân với đường cong nguyên phát là 70 độ, nhưng kiểu đường cong khác nhau.

+ Vẹo cột sống thắt lưng.

+ Vẹo cột sống ngực – thắt lưng.

+ Vẹo cột sống ngực.

+ Kết hợp đường cong ngực và thắt lưng.

  • Hình dạng: hình chữ C, hình chữ S (có đường cong bù).
  • Hướng của đường cong: được xác định bởi phía lồi. Ví dụ bệnh nhân vẹo cột sống phải thì đường cong lồi về phía phải và mặt lõm của đường cong ở bên trái người bệnh.
  • Đường cong chính và đường cong bù (trong vẹo cột sống hình chữ S):

Đường cong chính (đường cong nguyên thủy) thường xuất hiện ở vùng ngực và làm thay đổi cấu trúc cột sống. Thông thường đường cong chính nằm giữa T4 – T12.

Đường cong bù thường nhẹ hơn và hướng ngược lại, có thể ở phía trên hoặc dưới đường cong chính, và có thể mang tính cấu trúc hoặc không.

Khi độ cong của hai đường cong bằng nhau, ta có vẹo cột sống bù, hai vai đo được có độ cao bằng nhau. Khi độ cong của hai đường cong khác nhau, ta có vẹo cột sống mất bù và hai vai lệch nhau.

  • Đỉnh đường cong: được xác định bởi đốt sống xa đường giữa thân nhất hay còn gọi là đốt sống đỉnh.

Cong vẹo cột sống ở trẻ cần phải được phát hiện và điều trị sớm.

Loại vẹo cột sống cần được theo dõi và điều trị kịp thời là vẹo cấu trúc xuất hiện trước tuổi xương ngừng lớn, tức là vẹo tự phát, vẹo do liệt, hoặc do một số bệnh lý khác. Đây là những loại vẹo tiến triển có thể khiến cho bệnh nhân bị giảm chức năng hô hấp, tuần hoàn và bị tàn phế suốt đời. Do vậy, cần phải tổ chức thăm khám định kỳ cho các em học sinh (khám sàng lọc). Người khám có thể là cô, thầy giáo đã được nhân viên y tế chỉ dẫn hoặc các y bác sĩ y tế học đường. Mỗi năm học sinh cần được khám ít nhất một lần trước khi nghỉ hè để có thể được điều trị trong dịp nghỉ hè (tốt nhất là 2 lần/năm).

Làm thế nào để phát hiện trẻ có dấu hiệu cong vẹo cột sống?

  • Dấu hiệu và triệu chứng:

– Một bên mỏm vai nhô cao hơn.

– Xương bả vai 2 bên không cân đối.

– Khi đứng thân người nghiêng sang một bên.

– Cột sống cong vẹo sang một hoặc hai bên.

Ụ gồ ở lưng (rõ nhất khi trẻ đứng cúi lưng).

– Đối diện với bên ụ gồ thường là vùng lõm.

– Cột sống có thể ưỡn ra trước/gù ra sau.

– Khung chậu bị nghiêng lệch và bị đưa ra trước hoặc bị lồi ra sau.

– Khớp háng một bên cao hơn.

– Ngấn mông một bên cao hơn.

– Khớp gối không cân đối khi nằm gập gối.-

– Một chân có thể ngắn hơn.

– Có thể kèm theo các dị tật khác.

– Có thể bị liệt một số cơ chi, thân mình.

– Khi trưởng thành có thể bị đau lưng.

Xét nghiệm:

Chụp X – quang cột sống giúp xác định mức độ cong vẹo để can thiệp sớm.

Can thiệp:

  • Can thiệp Phục hồi chức năng/Điều trị.
  • Can thiệp bằng Phương pháp Tác động cột sống Việt Nam.

Nguyên tắc:

  • Can thiệp sớm ngay sau khi phát hiện ra cong vẹo cột sống.
  • Kỹ thuật can thiệp phụ thuộc mức độ cong vẹo cột sống.
  • Khám lại thường quy có chụp X – quang cột sống để đánh giá tiến triển.

Kỹ thuật can thiệp:

  • Mức độ nhẹ – Góc COBB ≤20 độ: Tập bài tập cột sống và khám lại 6 tháng/lần.
  • Mức độ trung bình-Góc COBB = 20 độ – 45 độ: Nẹp cột sống, bài tập cột sống và khám lại 6 tháng/lần.
  • Mức độ nặng – Góc COBB >45 độ tiến triển xấu đi nhanh: phẫu thuật chỉnh hình cột sống.
  • Việc đánh giá góc COBB và chỉ định kỹ thuật can thiệp phải được tư vấn bởi bác sĩ chuyên khoa về thần kinh – cột sống hoặc tương đương.

Vận động trị liệu:

Các bài tập vận động dưới đây có thể tiến hành cho trẻ cong vẹo cột sống ở mọi lứa tuổi và mức độ nặng nhẹ khác nhau.

  • Bài tập 1: Kéo giãn cơ bên lõm của đường cong ở tư thế nằm sấp.
  • Mục tiêu: Kéo giãn các nhóm cơ phía lõm của đường cong thắt lưng.
  • Tư thế trẻ: Nằm sấp.
  • Cách tiến hành:
  • Trẻ bám tay bên vai thấp vào mép giường. Ta nâng hai chân, hông trẻ đưa sang phía đối diện với bên lõm của cột sống thắt lưng. Làm 10 lần.
  • Trẻ bám tay bên vai thấp vào thành giường nâng người lên, tay kia kéo người về phía chân. Giữ tư thế này vài giây. Làm 10 lần.

 

  • Bài tập 2: Tăng tầm vận động của cột sống lưng ở tư thế ngồi.
  • Mục tiêu: Tăng tầm vận động gập của cột sống lưng, kéo giãn nhóm cơ duỗi lưng.
  • Tư thế trẻ: Ngồi 2 chân duỗi thẳng và áp sát, 2 tay đưa ra phía trước.
  • Tiến hành: Bảo trẻ đưa hai tay ra trước chạm các ngón, lưng gập. Giữ ở tư thế này vài giây. Làm 10 lần.

  • Bài tập 3: Chỉnh cong vẹo cột sống ở tư thế ngồi.
  • Mục tiêu: Kéo giãn các cơ bên lõm của đường cong, tăng cường độ mềm dẻo của cột sống.
  • Tư thế trẻ: Ngồi trên ghế.
  • Tiến hành: Làm mỗi bài tập 10 lần.

− Trẻ xoay người với đồ vật ở bên đối diện với phía lõm của đường cong cột sống.

− Trẻ giơ cao tay bên vai thấp, tay bên kia bám vào mép ghế. Giữ ở tư thế này vài giây.

  • Bài tập 4: Chỉnh cong vẹo cột sống ở tư thế quỳ bốn điểm
  • Mục tiêu: Tăng cường độ mềm dẻo của cột sống.
  • Tư thế trẻ: Quỳ bốn điểm.
  • Tiến hành: Đưa tay bên lõm của đường cong lên phía trước. Đưa chân bên đối diện lên theo trong lúc giữ nguyên vị trí thân mình. Giữ ở tư thế này vài giây. Làm 10 lần.

  • Bài tập 5: Chỉnh cong vẹo cột sống ở tư thế đứng
  • Mục tiêu: Kéo giãn các cơ bên lõm của đường cong, tăng cường độ mềm dẻo của cột sống.
  • Tư thế trẻ: Đứng thẳng.
  • Tiến hành: Tay bên vai thấp bám vào xà ngang kéo người lên. Vai bên đối diện hạ thấp xuống. Giữ ở tư thế này vài giây. Làm 10 lần.
  •  Bài tập 6: Kéo dãn các tổ chức bị cứng ở phía lõm của đường cong

  • Bài tập 7: Bài tập làm mạnh cơ lưng

  • Bài tập 8: Tập thở sâu
  • Mục tiêu: Tăng cường độ giãn nở của lồng ngực.
  • Tư thế trẻ: Nằm ở tư thế nửa nằm nửa ngồi. Hai tay bệnh nhân đặt dưới cơ hoành.
  • Tiến hành: Trẻ hít sâu vào và thở ra từ từ. Làm 10 lần.
  • Bài tập 9: Tập bơi
  • Bài tập 10: Thể dục, thể thao

  • Áo nẹp cột sống
  • Mục tiêu: Nắn chỉnh đường cong và phòng ngừa cong vẹo cột sống tiến triển xấu đi.
  • Chỉ định:
  • Trẻ trai:

 − Khám lại 6 tháng/lần có chụp X-quang kiểm tra.

Áo nẹp cột sống không dùng cho người cong vẹo cột sống đã trưởng thành (trên 22 – 25 tuổi), cũng như người bị cong vẹo cột sống trên 60 độ (vì không có tác dụng).

Phẫu thuật chỉnh hình

  • Mục tiêu: Nắn chỉnh đường cong cột sống nặng.
  • Chỉ định:
  • Trẻ trai >18 tuổi và trẻ gái >17 tuổi.
  • Cong vẹo cột sống mức độ nặng không thể mặc áo nẹp cột sống.
  • Khám lại 6 tháng/lần sau phẫu thuật có chụp X-quang kiểm

Giáo dục trẻ và tư vấn gia đình

  • Nhà trường, cha mẹ trẻ cần thường xuyên nhắc nhở trẻ ngồi học đúng tư thế phòng ngừa cong vẹo cột sống do tư thế.
  • Khám sức khỏe thường quy giúp phát hiện sớm cong vẹo cột sống và các bệnh có thể dẫn đến cong vẹo cột sống.
  • Cha mẹ có thể liên hệ với bác sỹ phục hồi chức năng, kỹ thuật viên phục hồi chức năng tại các Khoa phục hồi chức năng của các bệnh viện Trung ương- tỉnh, các Trung tâm chỉnh hình và Phục hồi chức năng để có được các thông tin về phục hồi chức năng cho trẻ bị cong vẹo cột sống.

Hướng nghiệp

  • Người cong vẹo cột sống khi trưởng thành cần chọn những nghề phù hợp với tình trạng bệnh lý của cột sống như: văn thư, hành chính, máy tính, hội họa…
  • Nên tránh những nghề lao động nặng và ảnh hưởng lên cột sống.

Hỗ trợ về tâm lý

  • Trẻ em, người lớn bị cong vẹo cột sống có thể có những vấn đề về tâm lý cần được cán bộ tâm lý hỗ trợ.
  • Gia đình cần giải thích cho trẻ hiểu về tình trạng bệnh tật của trẻ, chấp nhận và vượt qua mặc cảm của bệnh tật.
  • Nhà trường cần giải thích cho các học sinh trong trường hiểu về tình trạng bệnh tật của trẻ cong vẹo cột sống. Qua đó bạn bè của trẻ thông cảm, không chế nhạo và giúp đỡ trẻ bị cong vẹo cột sống trong học tập, vui chơi.

 Các câu hỏi cha mẹ hay hỏi

  • Cong vẹo cột sống có thể chữa khỏi hoàn toàn không?

Tình trạng cong vẹo cột sống có thể được cải thiện nếu được can thiệp sớm và kiên trì theo sự hướng dẫn của bác sỹ chuyên khoa phục hồi chức năng.

Phẫu thuật có thể chữa khỏi cong vẹo cột sống không?

Có thể. Tuy nhiên ở Việt Nam chỉ có vài bệnh viện, trung tâm Phẫu thuật chỉnh hình có thể phẫu thuật và chi phí rất tốn kém.

Nghề nào phù hợp với người bị cong vẹo cột sống?

Tất cả mọi nghề trừ lao động nặng ảnh hưởng lên cột sống.

Các cơ sở cung cấp dịch vụ cho trẻ cong vẹo cột sống

Các cơ sở cung cấp dịch vụ phục hồi chức năng và áo nẹp cột sống

  • Trung tâm chỉnh hình – Phục hồi chức năng tại các thành phố lớn, các tỉnh.
  • Các Khoa phục hồi chức năng của các bệnh viện Trung ương-tỉnh.

Các cơ sở dạy nghề hướng nghiệp

  • Thuộc ngành Lao động – Thương binh – Xã hội tại các địa phương.
  • Một số cơ sở dạy nghề cho người tàn tật tư nhân.

Chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng

  • Tại Việt Nam có 46/64 tỉnh thành đã triển khai Chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng.

Nhắn gửi các bậc làm cha, làm mẹ đang có trẻ trong độ tuổi đến trường:

Vẹo cột sống là một biến dạng tương đối thường gặp ở lứa tuổi học đường, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ để lại cho trẻ nhiều di chứng, ảnh hưởng không những đến chức năng mà cả khía cạnh tâm lý – xã hội (thẩm mỹ). Phát triển hệ thống chăm sóc y tế học đường tốt có vai trò quyết định trong việc phát hiện sớm vẹo cột sống khi chúng còn nhẹ nhằm ngăn ngừa biến dạng tiến triển, đồng thời quan trọng hơn là giáo dục tư thế đúng trong học tập, tránh những sai lệch tư thế không thể phục hồi được.

(ST)

Tác đông cột sông – Lương Y Đỗ Văn Chiến

0978 64 65 66

Mọi thắc mắc có thể liên hệ:

Bài viết liên quan

Phục hồi đau cột sống sau mổ do tai nạn xe máy

PHỤC HỒI ĐAU CỘT SỐNG, TÊ TAY VÀ TÊ CHÂN CHO BỆNH NHÂN SAU MỔ CỘT...

Đau vai cổ gáy, tê tay

Đau cổ vai gáy, tê tay là bệnh thuộc chi trên. Bệnh này hiện nay...

Trượt cột sống Thắt lưng

ĐAU LƯNG DO TRƯỢT ĐỐT SỐNG VÀ HÌNH ẢNH TRƯỢT ĐỐT SỐNG TRÊN PHIM MRI...

Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là bệnh lý xương khớp phổ biến do...

Vẹo cột sống và lệch hông chậu do ngã

Bệnh vẹo cột sống do ngã, tai nạn không thể chủ quan vì bệnh ảnh...

Vẹo cột sống học đường và vấn nạn của con em chúng ta

Bệnh viện cột sống – Vẹo cột sống học đường là bệnh vẹo cột sống...

Trả lời