Vẹo cột sống học đường và vấn nạn của con em chúng ta

Đăng ngày 07/12/2020 lúc: 08:16

Bệnh viện cột sống – Vẹo cột sống học đường là bệnh vẹo cột sống do các em học sinh ngồi học sai tư thế hoặc ngồi học trên những bàn học chưa đạt chuẩn lâu dần dẫn đến gù vẹo cột sống. Nhiều bậc phụ huynh còn chủ quan với bệnh vẹo cột sống này, một số bố mẹ các em có quan tâm đến bệnh vẹo cột sống của các con và tìm cách chữa trị nhưng chỉ nghĩ rằng chữa để các em khi lớn có hình thể đẹp. Nhưng các bậc cha mẹ biết đâu rằng gù vẹo cột sống là hiểm họa thầm lặng đối với các bệnh nội tạng, sức khỏe cột sống, hình thể và tâm lý của các em. Hãy chữa vẹo cột sống ngay hôm nay nếu không quá muộn!

Theo nhiều tờ báo có uy tín như VnExpress, Sức khỏe và Đời sống,…và kinh nghiệm cũng như số lượng các cháu đang độ tuổi đến trường bị cong vẹo cột sống hàng ngày đến văn phòng. Căn cứ vào kết quả của nhóm nghiên cứu thuộc Vụ Giáo dục thể chất (Bộ Giáo dục & Đào tạo) và Khoa Y tế Công cộng (Đại học Y Hà Nội) công bố ngày 13/11:

  • 30% học sinh tiểu học Hà Nội bị cong vẹo cột sống (Vậy học sinh các tỉnh khác thì sao?). Đó là kết luận của một nghiên cứu tiến hành trên 634 học sinh từ tiểu học tới trung học phổ thông thuộc quận Hoàn Kiếm và huyện Sóc Sơn (Hà Nội). Học sinh lớn tuổi tỷ lệ cong vẹo cột sống còn lớn hơn nhiều:
  • Bậc trung học cơ sở: 29% bị cong vẹo cột sống.
  • Bậc trung học phổ thông: 33% học sinh bị vẹo cột sống.

Nguyên nhân của sự gia tăng các chứng bệnh nói trên có nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan như:

  • Nguyên nhân khách quan:

    + Cơ sở vật chất của trường học: Nguồn ánh sáng, bàn ghế học sinh. Cụ thể là một mẫu bàn ghế học sinh nhưng dùng cho nhiều lớp, nhiều lứa tuổi khác nhau. Mặt khác mỗi cháu có chiều cao khác nhau, nhưng đều sử dụng chung một mẫu bàn học có kích thước giống nhau. Điều này dẫn đến tư thế ngồi học sai lệch.

HỌC SINH NGỒI HỌC SAI TƯ THẾ

+ Vấn đề này được phản ánh rõ dàng trên tỷ lệ học sinh bị cong vẹo cột sống tăng gấp 2,7 lần tại các trường không đạt tiêu chuẩn vệ sinh lớp học, so với các trường đạt tiêu chuẩn. Ngoài ra, tỷ lệ bị bệnh cong vẹo cột nói trên cũng tăng gấp 2 ở những trẻ học thêm 3 buổi/tuần so với những cháu học thêm ít hơn.
+ Ở nhà do chưa hiểu biết, các em thường xuyên ngồi học sai tư thế, ngồi học bằng bàn gấp, điều này dẫn đến tư thế ngồi học sai như: Ngồi học vắt chéo chân, ngồi học theo tư thế chân chữ Z, M, bàn thấp lưng phải nghiêng lệch, cúi gằm mặt dẫn đến cong vẹo cột sống.
Mặt khác, Ngày nay công nghệ viễn thông ngày càng phát triển như: Truyền hình cáp (truyền hình theo yêu cầu), Máy tính xách tay, Ipad, Iphone, điện thoại thông minh, cùng với nó là các mạng xã hội, các chò trơi điện tử hấp dẫn các em. Các em ham chơi, mải mề với những xã hội ảo, thời gian đắm chìm với những sở thích, thú vui này quá nhiều. Khi sử dung các thiết bị này, các em có những tư thế ngồi hay nằm không hợp lý. Ảnh hưởng trực tiếp đến đường cong sinh lý cột sống của các em. Các em còn nhỏ, như cây non đang trưởng thành chính vì vậy cột sống của các em bị biến đổi, cong vẹo rất nhanh.

  •  Nguyên nhân chủ quan:

+ Cha mẹ và Thầy cô giáo chưa có những hiểu biết nhất định về tầm quan trọng của cột sống đối với sức khỏe thể chất cũng như tinh thân của các em. Cha me quá mải mê với công việc, chưa để ý sâu sắc đến các em. Do chưa đánh giá đúng hậu quả khôn lường của vấn nạn vẹo cột sống học đường, cũng như nhận dạng được những tư thế ngồi học và thói quen trong sinh hoạt hàng ngày dẫn đến các em bị vẹo cột sống. Chính vì sự chưa hiểu biết này mà cha mẹ và Thầy cô không để ý đến những tư thế ngồi học cũng như sinh hoạt của các em tại nhà cũng như ở trường, lâu dẫn với sự phát triển nhanh chóng và khả năng thích nghi cao. Các em bị vẹo cột sống lúc nào mà không biết.

– Quan trọng hơn, nhiều bậc cha mẹ khi đưa con đi chữa bệnh cong vẹo cột sống vẫn chỉ nghĩ cho con đi chữa để sau này lơn lên có hình thể đẹp, mặc quần áo không bị xấu. Mà không nghĩ rằng cong vẹo cột sống ảnh hường lớn đến sức khỏe thể chất cũng như tinh thần của các em.

– Bệnh cong vẹo cột sống xuất hiện ngay từ khi mới sinh hoặc lúc còn thơ ấu do còi xương, tập ngồi quá sớm. Nhưng chủ yếu do sai lầm trong tư thế. Thường chỉ đến khi trẻ bước sang giai đoạn tăng trưởng nhanh và trưởng thành thì bệnh mới biểu hiện rõ. Tình trạng cong vẹo cột sống có thể ít hay nhiều, từ đó dẫn tới các dị tật ở mức độ khác nhau, thông thường được phân làm 3 loại:

  • Vẹo độ 1: Khi đứng thẳng thì có xoáy vặn cột sống nhưng hình thể vẹo không thấy rõ ràng. Khó phát hiện bằng mắt thường.
  • Vẹo độ 2: Khi đứng thẳng, nhìn sau lưng cũng đã thấy được hình dáng cong vẹo cột sống, thấy được ụ lồi sườn do đốt sống bị xoáy vặn. Bắt đầu có ảnh hưởng đến chức năng hô hấp, tim mạch.
  • Vẹo độ 3: Nhìn thấy rõ tư thế lệch, cột sống bị cong ảnh hưởng rõ tới quá trình hô hấp, có thể gây biến dạng khung chậu, nếu là nữ thì trở ngại tới việc sinh con.

Vẹo cột sống dẫn đến biến dạng xương sườn và khung chậu

  • Ở các trường hợp nặng, bắp thịt bị kéo căng và có hiện tượng đau, xương ngực có thể bị biến dạng, tim phổi xê dịch vị trí, chiều dài của lưng bị ngắn lại. Xương chậu cũng có thể bị quay lệch, các cơ quan trong ổ bụng cũng có thể dịch vị trí.

Việc nhận diện và điều trị sớm có tầm quan trọng đặc biệt nhằm ngăn chặn sự biến dạng cột sống dẫn tới biến dạng tư thế, khung chậu, thậm chí ảnh hưởng tới khả năng hô hấp và tuần hoàn cùng các cơ quan nội tạng khác. Với các biện pháp kỹ thuật điều trị thông thường như vật lý trị liệu, thể dục liệu pháp, chỉnh lại tư thế đứng ngồi trong sinh hoạt nhất là việc ngồi học của các em học sinh…, tình trạng bệnh sẽ được ổn định.
Đặc biệt với các em bị cong vẹo cột sống học đường được điều trị bằng phương pháp TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG VIỆT NAM kết hợp với áo định hình hay khung nắn cột sống thì rất an toàn và hiệu quả.

Tham khảo cách chữa vẹo cột sống học đường bằng phương pháp Tác động cột sống Việt Nam tại đây:

Với người trưởng thành, cột sống không còn mềm dẻo, đã có biến dạng nặng thì việc điều trị có khó khăn. Trong trường hợp này, vẫn có thể áp dụng những phương pháp trên. Nhưng phải điều trị lâu dài và kiên trì. Chỉ khi điều trị bằng các phương pháp phục hồi bảo tồn không có hiệu quá. Người bệnh có thể phải phẫu thuật chỉnh hình nhờ vào một loại nẹp kim loại đặc biệt được đặt cố định vào cột sống trong thời gian dài để nắn chỉnh. Các bước phẫu thuật phụ thuộc vào mức độ biến dạng của cột sống, nói chung là khá tốn kém cả về tiền bạc và thời gian.
Để phòng ngừa cong vẹo cột sống học đường. Bàn ghế ngồi học phải phù hợp với lứa tuổi và tư thế ngồi học phải đúng, chúng ta phải nói không với bàn gấp. Cần thực hiện giờ nghỉ giải lao giữa các tiết học. Phải nâng cao sức khỏe chung của cơ thể bằng cách rèn luyện thể dục thể thao cho các bắp thịt, các tổ chức liên kết, dây chằng các khớp khỏe, làm tăng sự dẻo dai bền bỉ và phát triển cân đối.
Đồng thời nâng cao nhận thức của các bậc cha mẹ cũng như thầy cô về cột sống đối với sức khỏe các em, cùng nhau uốn nắn, theo dõi, giám sát và điều chỉnh tư thế ngồi học cũng như sinh hoạt của các em. Góp phần làm giảm và cải thiện vấn nạn vẹo cột sống học đường. Cột sống khỏe là tương lai của các em! Hãy chữa bệnh vẹo cột sống ngay hôm nay nếu không quá muộn!

Cha mẹ có con em bị bệnh gù vẹo cột sống cần được tư vấn và thăm khám có thể liên hệ tại đây:

Tác động cột sống –Lương y Đỗ Văn Chiến

Bài viết liên quan

Phục hồi đau cột sống sau mổ do tai nạn xe máy

PHỤC HỒI ĐAU CỘT SỐNG, TÊ TAY VÀ TÊ CHÂN CHO BỆNH NHÂN SAU MỔ CỘT...

Phục hồi chức năng cho trẻ cong vẹo cột sống tại nhà, an toàn

Cong vẹo cột sống là bệnh gì? Vẹo cột sống là một thuật ngữ chung...

Đau vai cổ gáy, tê tay

Đau cổ vai gáy, tê tay là bệnh thuộc chi trên. Bệnh này hiện nay...

Trượt cột sống Thắt lưng

ĐAU LƯNG DO TRƯỢT ĐỐT SỐNG VÀ HÌNH ẢNH TRƯỢT ĐỐT SỐNG TRÊN PHIM MRI...

Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là bệnh lý xương khớp phổ biến do...

Vẹo cột sống và lệch hông chậu do ngã

Bệnh vẹo cột sống do ngã, tai nạn không thể chủ quan vì bệnh ảnh...

Trả lời