Trượt cột sống Thắt lưng

Đăng ngày 12/12/2020 lúc: 07:39

ĐAU LƯNG DO TRƯỢT ĐỐT SỐNG VÀ HÌNH ẢNH TRƯỢT ĐỐT SỐNG TRÊN PHIM MRI

Trượt đốt sống thắt lưng (dân gian gọi là bệnh cụp lưng) là bệnh lý không hiếm gặp hiện nay, tuy nhiên trong giai đoạn đầu bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng, được phát hiện tình cờ khi bệnh nhân đi khám và chụp XQ cột sống. Trượt cột sống thắt lưng là tình trạng đốt sống trên trượt ra trước hoặc ra sau so với đốt sống dưới, là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng đau lưng cho bệnh nhân. Bệnh tuy không đe dọa trực tiếp đến tính mạng nhưng bệnh lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Bệnh nhân bị trượt đốt sống thắt lưng cần được phát hiện và điều trị sớm, không nên chủ quan và xem nhẹ các triệu chứng bệnh. Bởi vì khi người bệnh có triệu chứng đau lan dọc theo hông, mông, kheo, gót thì người bệnh đã kèm theo thoát vị đĩa đệm vùng thắt lưng rồi!

 1. Trượt đốt sống thắt lưng là gì?

 Trượt đốt sống thắt lưng là tình trạng đốt sống trên di chuyển bất thường ra phía trước hoặc di chuyển bất thường ra phía sau so với đốt sống dưới. Tình trạng này khiến bệnh nhân đau thắt lưng, đi đứng khó khăn, và thường đau lan xuống một hoặc hai chân.

2. Nguyên nhân gây trượt đốt sông thắt lưng và phân loại

 a. Nguyên nhân gây trượt đốt sống:

Theo Jurgen Harms đã mô tả cột sống thành 2 cột: cột trước bao gồm đĩa đệm, thân đốt sống, dây chằng dọc trước, dây chằng dọc sau cột sống và cột sau bao gồm phần còn lại tính từ dây chằng dọc sau cột sống. Dưới tác động của lực theo trục dọc cơ thể, cột trụ sau sẽ chịu lực khoảng 20% và cột trụ trước chịu lực khoảng 80%. Tuy chỉ chịu 20% lực nhưng là lực căng giãn, được đối kháng bởi các thành phần khớp và dây chằng tạo thành lực căng giãn và giằng xé theo bình diện ngang nên thành phần chịu lực chủ yếu là cấu trúc khớp và eo, cung đốt sống.

PHÂN BỐ CHỊU LỰC CỦA TRỤC CỘT SỐNG

– Eo là phần giao nhau của gai ngang, mảnh và hai mỏm khớp trên và dưới của một thân đốt sống. Eo có vai trò quan trọng đối với sự vững chắc của cột sống. Khuyết eo là tổn thương làm mất sự liên tục của cung sau, gây nên trượt đốt sống. Nguyên nhân hình thành khe hở eo có thể là do chấn thương hoặc do di truyền

1. Trượt đốt sống do chấn thương:

– Những động tác gấp và duỗi cột sống liên tục, chấn thương nhỏ lặp đi lặp lại liên tục gây gẫy eo. Nguyên nhân hình thành khe hở eo còn do tư thế ưỡn của cột sống thắt lưng. Vùng eo là nơi chịu sức ép lớn nhất của đốt sống ở tư thế ưỡn. Lực chấn thương, được tạo ra do tư thế đứng thẳng và độ ưỡn của cột sống thắt lưng, tác động thường xuyên liên tục lên eo của các đốt sống thắt lưng.

– Chấn thương cột sống có thể gây gãy cuống, vỡ các mấu khớp gây tổn thương cột trụ sau dẫn tới mất vững cột sống và trong một số trường hợp gây trượt đốt sống.

2. Trượt đốt sống do di truyền:

 Những nghiên cứu cho thấy tỷ lệ hở eo ổn định trong một dòng họ, một dân tộc. Tỉ lệ dân có hở eo ở người da trắng, người Nhật Bản cao hơn các dân tộc khác. Người Eskimo, dân tộc thường có quan hệ hôn nhân gần, có tỷ lệ hở eo cao nhất.

3. Trượt đốt sống do thoái hóa:

  Thoái hoá đĩa đệm: tổn thương thường gặp nhất ở trục trước cột sống. Trượt đốt sống tiến triển liên quan chặt chẽ tới mức độ thoái hoá đĩa đệm. Mấu khớp các đốt sống thắt lưng có cấu tạo đặc biệt đảm bảo chức năng sinh cơ học của cột sống. Nếu diện khớp kém phát triển hoặc bị tổn thương do thoái hóa, định hướng của khe khớp thay đổi thì đốt sống trên có thể trượt ra trước. Vì vậy, khi thoái hoá cột sống sẽ gây tác động lên cả cột trụ trước và cột trụ sau gây nên trượt đốt sống.

4. Trượt đốt sống do bệnh lý:

Một số bệnh lý gây trượt đốt sống: nhiễm khuẩn, ung thư… gây hoại tử, phá huỷ các thành phần cột sống gây mất cân đối giữa hai trục vận động của cột sống gây ra.

5. Trượt đốt sống sau phẫu thuật cột sống:

 Sau mổ cột sống như: thoát vị đĩa đệm, u tuỷ… phải lấy bỏ cung sau, đôi khi vô tình làm tổn thương cả diện khớp gây lên mất vững cột sống, có thể gây ra.

6. Trượt đốt sống do khuyết eo (rối loạn sự phát triển):

 Đôi khi do loạn dưỡng xảy ra ngay từ nhỏ mà gây ra kém bền vững của hệ thống cột trụ nâng đỡ cơ thể. Hệ thống khớp và dây chằng không đảm bảo chức năng gây ra trượt đốt sống. Tuy nhiên trường hợp này rất hiếm gặp.

KL: Trên thực tế lâm sàng, chủ yếu gặp trượt đốt sống do thoái hoá và khuyết eo, đôi khi gặp do chấn thương hoặc do thầy thuốc gây ra. Hiếm gặp những trường hợp do bệnh lý hay do rối loạn sự phát triển.

b. Phân loại trượt đốt sống

  • Loại 1: Trượt đốt sống bẩm sinh hay trượt đốt sống do rối loạn phát triển
    + Nhóm phụ 1A: Thiểu sản mấu khớp, định hướng của khe khớp nằm trên mặt phẳng hướng ra sau, thường có dị tật gai đôi cột sống.
    + Nhóm phụ 1B: Thiểu sản mấu khớp, định hướng của khe khớp nằm trên mặt phẳng hướng vào trong.
  • Loại 2: Trượt đốt sống do khe hở eo
    + Nhóm phụ 2A: Loại khuyết eo được nhận định là do gẫy eo.
    + Nhóm phụ 2B: Loại trượt này phần eo cung sau dài hơn bình thường. Sự kéo dài này được giải thích là do hiện tượng gẫy xương và liền xương xảy ra liên tục ở vùng eo.
    + Nhóm phụ 2C: Chấn thương làm gẫy eo gây trượt.
  • Loại 3: Trượt đốt sống do thoái hoá: bao gồm thoái hóa đĩa đệm, thoái hóa diện khớp…
  • Loại 4: Trượt đốt sống do chấn thương các thành phần của cột sống
  • Loại 5: Trượt đốt sống do bệnh lý như lao, ung thư, nhiễm khuẩn
  • Loại 6: Trượt đốt sống sau phẫu thuật cột sống

KHUYẾT EO GÂY TRƯỢT ĐỐT SỐNG VÀ HÌNH ẢNH TRÊN PHIM XQ

3. Mức độ của trượt đốt sống thắt lưng

 Theo tác giả Meyerding, trượt đốt sống được chia thành 5 mức độ. Mức độ trượt được xác định bằng tỉ lệ dựa trên phim X quang quy ước ở tư thế nghiêng. Tỷ lệ trượt được tính bằng khoảng cách trượt với độ rộng của thân đốt sống trượt.

  • Độ 1: trượt 0 – 25% thân đốt sống.
  • Độ 2: trượt 26 – 50% thân đốt sống.
  • Độ 3: trượt 51 – 75% thân đốt sống.
  • Độ 4: trượt 76 – 100% thân đốt sống.
  • Độ 5: trượt hoàn toàn, đốt trên hoàn toàn rời khỏi bề mặt thân đốt dưới.

MỨC ĐỘ TRƯỢT ĐỐT SỐNG THẮT LƯNG

 4. Triệu chứng trượt đốt sống thắt lưng

 Trong giai đoạn đầu, thường bệnh nhân không có triệu chứng hoặc chỉ có đau lưng thoáng qua.

– Giai đoạn sớm: đau cột sống vùng thắt lưng tái đi tái lại nhiều lần, đau khi bệnh nhân đi, đứng lâu, cúi ngửa cột sống, sau đó đau lan xuống mông, đùi, cẳng chân và bàn chân, đôi khi kèm tê, đau tăng lên khi ho, hắt hơi. Đau tăng khi cột sống phải chịu lực như khi đứng, đi bộ, lao động…nhưng nằm nghỉ thì hết đau hoặc đau giảm hẳn. Bệnh nhân thay đổi tư thế từ ngồi sang đứng lên khó khăn. Đôi khi bệnh nhân cảm nhận được sự trượt của đốt sống khi cúi, ngửa hoặc ưỡn quá mức sau một vận động quá mức sai tư thế.

– Ở giai đoạn nặng: bệnh nhân thay đổi tư thế và dáng đi, co cứng cơ ở thắt lưng và sự căng cơ ở mặt trong đùi, đi hơi khom lưng về phía trước, có thể kèm theo vẹo cột sống sang bên. Tình trạng đau cột sống thắt lưng mạn tính từng đợt, đau theo cơn và các cơn đau ngày càng xuất hiện dày lên. Khi người bệnh sử dụng áo nẹp cột sống thì triệu chứng này giảm rõ rệt.

Bệnh lý Nguyên nhân Lâm sàng
Giống nhau Khác nhau
Hẹp ống sống Trung Tâm Thường chèn ép đa tầng do phối hợp giữa thoái hóa đĩa đệm và các gai xương cùng phì đại diện khớp và các tổ chức dây chằng dọc sau

Đau một hoặc hai bên rễ, đau cách hồi.

Đau tăng khi gắng sức và giảm khi nghỉ ngơi

Đau lưng thường không đặc hiệu. Thường gặp trên 50 tuổi, không có dấu hiệu bậc thang
Hẹp lệch bên hoặc lỗ tiếp hợp Do thoát vị đĩa đệm xa, mỏ xương thân đốt sống phì đại mỏm khớp trên  Dấu hiệu Lassefgue không thường xuyên Mặc áo nẹp không làm giảm triệu chứng đau lưng
Thoát vị đĩa đệm  Lao động nặng, quá mức sai tư thế kéo dài, đôi khi gặp do chấn thương cấp, thoái hóa

 Đau thắt lưng lan xuống chân theo đường đi của rễ thần kinh.

Đau một hoặc hai chân

 Không có dấu hiệu cách hồi.

Không có dấu hiệu bậc thang

U dưới màng tủy

 U thần kinh Fpendimone

U màng tủy

 Đôi khi gặp đau do chèn ép rễ hoặc rối loạn cảm giác do tổn thương rễ thần kinh

Đau về đêm, tăng khi nằm. Cứng cột sống

Vận động chi yếu

Albumin trong dịch não tủy cao

U và nhiễm trùng

 Nguyên phát, thứ phát

Viêm đĩa đệm cột sống

Viêm màng tủy

Đau mạnh và liên tục. Giảm về đêm. Thuốc giảm đau ít hiệu quả
Các dị dạng vùng cùng cụt Phì đaị túi cùng Nang Tarlov, Thoát vị màng tủy Đôi khi gặp đau cách hồi, đôi khi gặp hội chứng chèn ép đuôi ngựa Không co cứng cột sông. Đau nhiều rễ thần kinh. Tê bì vùng hậu môn, sinh dục

CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT VỚI CÁC BỆNH KHÁC

Khi khám ở tư thế đứng, bệnh nhân có các dấu hiệu cong vẹo cột sống hoặc khi ưỡn quá mức sẽ giúp bệnh nhân đỡ đau hơn. Đây là dấu hiệu đặc trưng, có ý nghĩa nhất để chẩn đoán bệnh. Dấu hiệu Đ.A.U C.Á.C.H H.Ồ.I (đau khi đi bộ, vì đau phải dừng lại, hết đau mới đi tiếp, đang đi vì đau lại phải nghỉ, hết đau lại đi) kết hợp với các biểu hiện tê bì, căng đau cả hai chân khi đi bộ. Triệu chứng này không xuất hiện khi bệnh nhân đi xe đạp. Đây là triệu chứng rất quan trọng giúp chẩn đoán phân biệt với bệnh thoát vị đĩa đệm.

Với những trường hợp trượt đốt sống nặng hoặc ở người gầy khi qua sát lưng của người bị bệnh sẽ thấy D.Ấ.U H.I.Ệ.U Đ.I.Ể.N H.Ì.N.H C.Ủ.A B.Ệ.N.H T.R.Ư.Ợ.T Đ.Ố.T S.Ố.N.G dấu hiệu B.Ậ.C T.H.A.N.G, đây là dấu hiệu điển hình chỉ gặp ở bệnh nhân trượt đốt sống.

DẤU HIỆU BẬC THANG CỦA ĐỐT SỐNG TRƯỢT

Khám HẠN CHẾ KHI CÚI: Khám khả năng cúi ưỡn của cột sống (chỉ số Schober): âm tính (>13.5cm); hạn chế nhẹ (12.5/10cm); hạn chế vừa (11.5/10cm); hạn chế nặng (10.5/10cm)
Giai đoạn nặng khi có chèn ép rễ thần kinh: Thường đau lan từ lưng xuống mông-đùi-cẳng bàn chân cả hai bên kèm theo tê bì – kim châm – rối loạn cảm giác ở mông chân, đôi khi gặp chèn ép một bên.

Giai đoạn biến chứng tổn thương rễ thần kinh: người bệnh thấy yếu chân, teo chân 1 hay cả hai bên, đôi khi gặp chân đi vạt tép, đi bộ rơi dép hoặc bí đại tiểu tiện hoặc đại tiểu tiện không chủ động

ĐƯỜNG ĐAU LAN XUỐNG CHÂN TƯƠNG ỨNG RỄ THẦN KINH BỊ CHÈN ÉP

5. Chẩn đoán trượt đốt sống thắt lưng bằng cách nào?

  •   Chụp X-quang quy ước ở các tư thế: thẳng, nghiêng, cúi tối đa và ưỡn tối đa. Trong một số trường hợp, cần thiết chụp thêm film chếch 3⁄4 (phải, trái). X quang quy ước giúp chẩn đoán chính xác vị trí, mức độ trượt đốt sống. Đây là phương pháp chẩn đoán đơn giản và hiệu quả. Hình ảnh khuyết eo trên phim X quang là hình ảnh dây da trên cổ chó. Phần lớn bệnh nhân chỉ có khe hở eo ở một mức đốt sống, nhưng cũng có thể gặp ở nhiều mức đốt sống. Các bác sĩ dựa trên phim X quang nghiêng chia mức độ trượt đốt sống thành 04 độ. Trượt độ I khi đốt sống trượt di lệch trong vòng 1/4 chiều rộng của thân đốt sống dưới. Trượt độ II khi đốt sống trượt di lệch từ 1/4 đến 1/2 chiều rộng của thân đốt sống dưới. Trượt độ III khi đốt sống trượt di lệch từ 1/2 đến 3/4 chiều rộng của thân đốt sống dưới. Trượt độ IV khi đốt sống trượt di lệch lớn hơn 3/4 chiều rộng của thân đốt sống dưới. Có tài liệu chia 5 độ, trượt đốt sống độ V (Spondyloptosis) là khi đốt sống trượt hoàn toàn (Napoleon’s Hat). Ngoài ra, X quang động cột sống thắt lưng tư thế cúi tối đa và ưỡn tối đa là phương pháp tốt nhất phát hiện những chuyển động bất thường trong bệnh lý mất vững cột sống. Hai chỉ tiêu chính đánh giá sinh cơ học của cột sống thắt lưng là độ trượt (translation motion) và độ gập góc (angular motion). Số liệu đo được ở trên người bình thường như sau: Mặc dù di lệch trượt giữa các đốt sống ở người bình thường có thể là 6 mm, nhưng trên thực tế lâm sàng những Bệnh nhân đau cột sống có độ di lệch của đốt sống từ 4,5 mm trở lên hay di lệch 15% được coi là mất vững cột sống. Độ gập góc bệnh lý từng đoạn cột sống như sau: tại mức L1-2, L2-3, L3-4 ³ 150, mức L4-5 ³ 200, mức L5-S1 ³ 250. Các hình ảnh X- quang có giá trị tiên lượng mức độ nặng của bệnh bao gồm: biến dạng gập góc, độ trượt của đốt sống, biến dạng mặt trên của xương cùng và biến dạng hình thang của thân đốt sống trượt. Đây là các dấu hiệu phản ánh chính xác sự mất vững cột sống
  • Mặc dù x quang đã có thể đánh giá được đến 90% nguyên nhân và mức độ trượt đốt sống nhưng để tiến hành phẫu thuật cho người bệnh thì vẫn phải chụp phim cộng hưởng từ cột sống thắt lưng để đánh giá mức độ chèn ép rễ thần kinh và ống sống của người bệnh

CÁCH TÍNH MỨC ĐỘ TRƯỢT ĐỐT SỐNG

  • Cắt lớp vi tính (CT Scan): là công cụ chẩn đoán rất có giá trị đánh giá về cấu trúc xương, xác định vị trí, mức độ trượt và các tổ thương của eo, mấu khớp, hẹp ống sống…
  • Cộng hưởng từ (MRI) là công cụ lý tưởng để đánh giá tổn thương về mô mềm và sự chèn ép thần kinh trong trượt đốt sống thắt lưng. Trên phim cộng hưởng từ, có thể phát hiện các nguyên nhân gây chèn ép thần kinh: đĩa đệm thoát vị, dây chằng dày, các tổ chức xơ sẹo, hẹp lỗ ghép…

TRƯỢT ĐỐT SỐNG TRÊN PHIM CỘNG HƯỞNG TỪ (MRI)

6. Điều trị trượt đốt sống thắt lưng

6.1. Điều trị nội khoa

Phần lớn bệnh nhân trượt đốt sống thắt lưng được điều trị nội khoa sẽ cải thiện rõ rệt các cơn đau. Đối với bệnh nhân tuổi thiếu niên, nằm nghỉ mặc áo cố định ngoài và hạn chế các hoạt động gây đau có thể cải thiện được các triệu chứng của bệnh.

ĐEO ĐAI CỐ ĐỊNH NGOÀI

Với bệnh nhân là người trưởng thành, điều trị bảo tồn đốt sống thắt lưng như sau:

  • Đeo đai hoặc mặc áo để cố định ngoài phần xương bị trượt.
  • Chỉ định nằm nghỉ trong các đợt đau cấp tính.
  • Dùng thuốc chống viêm và giảm đau tây y sẽ có tác dụng giảm đau nhanh nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ tác dụng phụ cho cơ thể.
  • Dùng thuốc Đông Y giúp điều trị, bồi bổ đốt sống lưng chắc khỏe, tăng cường sức khỏe xương khớp và sức đề kháng cho cơ thể. Bài thuốc đông y sẽ giúp hồi phục từ từ nên người bệnh cần phải kiên trì thực hiện.
  • Dùng châm cứu bấm huyệt để giảm đau và giảm tải áp lực chèn ép.
  • Vật lý trị liệu, kéo giãn cột sống để đưa đốt sống về vị trí cũ, đồng thời mở đường cho máu và chất dinh dưỡng đi vào lưu thông.
  • Tập thể dục tại nhà theo các bài tập chuyên biệt để tăng sức đàn hồi cho cột sống.
  • Giảm béo để giảm áp lực đè nén nếu thừa cân, béo phì.
  • Đặc biệt phương pháp Tác động cột sống Việt Nam giúp chỉnh nắn và phục hồi tận gốc bệnh trượt đốt sống thắt lưng
  • Tập khí công phục hồi các bài khí công như: BÁT ĐOẠN CẨMDỊCH CÂN KINH,.. giúp phục hồi tận gốc bệnh lý trượt đốt sống thắt lưng.

TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG PHỤC HỒI TRƯỢT ĐỐT SỐNG L4/L5 RA TRƯỚC

 6.2. Phẫu thuật nếu cần thiết

Chỉ mổ với bệnh nhân bị trượt đốt sống thắt lưng trong các trường hợp sau:

  • Trượt đốt sống đã được điều trị bảo tồn ít nhất 6 tuần trước đây và thường sau 6 – 12 tháng điều trị bảo tồn mà không giảm, ảnh hưởng sinh hoạt và lao động.
  • Bệnh nhân đau nhiều, không đáp ứng với các biện pháp nghỉ ngơi và dùng thuốc.
  • Trượt đốt sống gây các biến chứng: liệt vận động một hoặc hai chân, teo cơ, rối loạn cơ vòng bàng quang (bí tiểu).
  • Trượt đốt sống nặng, tiến triển do khuyết eo đốt sống ở trẻ nhỏ.

Đối với trượt đốt sống thắt lưng, phẫu thuật nhằm 2 mục đích: giải phóng chèn ép thần kinh, làm vững cột sống. Có 3 vấn đề hết sức cơ bản trong phẫu thuật điều trị trượt đốt sống, giúp cuộc mổ thành công, đó là:

  • Giải ép thần kinh cho thật tốt.
  • Cố định cột sống bằng dụng cụ.
  • Tạo sự liền xương tốt sau phẫu thuật.

Hiện nay, phẫu thuật nắn chỉnh trượt, cố định cột sống bằng nẹp vít cuống đốt, ghép xương liên thân đốt lối sau được cho là hiệu quả nhất, áp dụng phổ biến nhất để điều trị trượt đốt sống thắt lưng.

7. Bệnh nhân bị trượt đốt sống thắt lưng cần phải điều trị sớm

 Kết quả điều trị trượt đốt sống thắt lưng có tốt hay không tùy thuộc vào nhiều yếu tố:

  • Bệnh nhân điều trị sớm, đây là yếu tố quan trọng nhất, cần điều trị từ khi chưa có biến chứng teo cơ, liệt chi, bí tiểu. Mức độ nặng của bệnh: mức độ trượt càng cao, điều trị càng khó và dễ biến chứng hơn.
  • Các bệnh đi kèm theo như trượt đốt sống có kèm loãng xương thì phẫu thuật dễ thất bại do bắt ốc không chắc, không vững, hàn xương thấp.
  • Trình độ và kinh nghiệm của bác sĩ điều trị và phẫu thuật.

8. Hiệu quả phục hồi bảo tồn tận gốc bằng Tác động cột sống và tập khí công phục hồi

Tác động cột sống là liệu pháp chữa bệnh bằng tay, sử dụng thủ thuật và tuân theo các nguyên tắc, phương thức và tư thế giúp chỉnh nắn đốt sống trượt, từ trượt nhiều giảm dần đến trượt ít và hết trượt.

Việc kết hợp với tập luyện khí công phục hồi có sự hướng dẫn, dẫn rắt của các chuyên gia khí công có kinh nghiệm giúp thông khí, đưa dưỡng chất nuôi dưỡng các tổ chức bị tổn thương, phục hồi sự co cứng cơ, kéo giãn và giảm áp lực đè nén lên cột sống, tự chỉnh nắn các đốt trượt. Phát huy triệt để nội lực, tự chữa trị của cơ thể từ chính người bệnh là phác đồ phục hồi bảo tồn dứt điểm bệnh trượt cột sống thắt lưng tốt nhất hiện nay.

TẬP KHÍ CÔNG PHỤC HỒI TRƯỢT ĐỐT SỐNG L4/L5 VÀ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM

Nếu bạn đang gặp vấn đề về sức khoẻ, ĐỪNG NGẠI chia sẻ. Lương Y sẽ TƯ VẤN MIỄN PHÍ giúp bạn tại đây:

Tác động cột sống – Lương Y Đỗ Văn Chiến

Bài viết liên quan

Phục hồi đau cột sống sau mổ do tai nạn xe máy

PHỤC HỒI ĐAU CỘT SỐNG, TÊ TAY VÀ TÊ CHÂN CHO BỆNH NHÂN SAU MỔ CỘT...

Phục hồi chức năng cho trẻ cong vẹo cột sống tại nhà, an toàn

Cong vẹo cột sống là bệnh gì? Vẹo cột sống là một thuật ngữ chung...

Đau vai cổ gáy, tê tay

Đau cổ vai gáy, tê tay là bệnh thuộc chi trên. Bệnh này hiện nay...

Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là bệnh lý xương khớp phổ biến do...

Trả lời