Bài tập đơn giản giúp phục hồi cột sống, khích thích kinh lạc

Đăng ngày 19/12/2020 lúc: 22:07

BÀI TẬP ĐƠN GIẢN GIÚP PHỤC HỒI CỘT SỐNG, KÍCH THÍCH KINH LẠC

Những thói quen như đứng nghiêng hoặc ngồi không cần đối, làm việc thời gian dài trước máy tính, điện thoại, … đều có thể là nguyên nhân khiến cột sống bị lệch, vẹo, gù kéo theo nhiều loại bệnh tật (xem hình H1).

H1: NGỒI, ĐỨNG, LÀM VIỆC SAI TƯ THẾ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CỘT SỐNG

Cột sống – Điểm tựa, trụ cột của toàn bộ cơ thể.

Cột sống vừa là trụ cột duy nhất của cơ thể vừa là cơ quan chứa đựng thần kinh trung ương, chi phối và điều khiển các khớp xương thông qua hệ thống cơ bắp, dây chằng, thần kinh,…và tạo nên khả năng vận động và chuyển động tuyệt vời của con người.

Cột sống của con người bao gồm 33 đến 34 đốt xương được xếp chồng lên nhau và kết nối với nhau bởi hệ thống dây chằng và hệ thống cơ. Cột sống được chia làm 5 đoạn: 7 đốt sống cổ từ C1 đến C7; 12 đốt sống ngực từ T1 đến T12; 5 đốt sống thắt lưng từ L1 đến L5; 5 đốt sống cùng từ S1 đến S5; các đốt sống cụt (xương cụt). Giữa các thân đốt sống là đĩa đệm, đĩa đệm bao gồm một bao xơ và nhân nhầy. Đĩa đệm được giữ chặt vào thân đốt sống nhờ 2 gờ xương ở vong quanh bờ trên và bờ dưới của thân đốt sống. Ngoài ra, đĩa đệm được giữ chặt hơn bởi một hệ thống dây chằng và hệ thống cơ bắp, giữ vững vàng các đốt sống và đĩa đệm với nhau và giữ cho đốt sống ở tư thế thẳng đứng (xem hình H2).

H2: CỘT SỐNG NHÌN TRƯỚC, NHÌN BÊN VÀ NHÌN SAU

Cột sống của con người là một quá trình vận động và phát triển không ngừng, điều đó tạo nên những giá trị sống đích thực. Các đốt xương cột sống nối liền nhau kéo dài, uốn hơi cong nhẹ từ xương chẩm đến xương cụt (đương cong sinh lý) được xem là xương rường cột của cơ thể, cột sống bao bọc và bảo vệ tủy sống, hệ thần kinh tự chủ và chỉ huy mọi chức năng hoạt động, chuyển hóa, tuần hoàn, bài tiết, sinh lý – sinh dục,…

Một công trình muốn đứng vững phải có các cột trụ, giống như cơ thể con người được ví như một kiệt tác của tạo hóa, không những đứng vững trên hai chân và còn vận động, chuyển động nhẹ nhàng, uyển chuyển, tinh tế, linh hoạt, dẻo dai. Để có được sự kỳ diệu này chính là nhờ vai trò của cột sống.

Chức năng của cột sống hoạt động như một cây trụ cột giữ cho cơ thể con người đứng thẳng, thăng bằng. Cột sống con người là một chuỗi khớp xương xếp thành chồng nối liền đầu, mình, chân, tay giúp các bộ phận vận động đa dạng, linh hoạt và thoải mái. Nhờ vậy, con người mới có thể vận động, lao động, sinh hoạt và tham gia các hoạt động hàng ngày. Cột sống còn là một đường ống chắc chắn gọi là ông sống để bảo vệ tủy sống, phần tiếp theo của não bộ và là nơi xuất phát của các rễ thần kinh chi phối mọi hoạt động của cơ thể (xem hình H3). Cột sống cùng các xương sườn, xương chậu tạo thành các khung xương để các cơ quan bám vào, để bảo vệ các tạng, phủ trong lồng ngực và trong ổ bụng. Cột sống có hình gần giống chữ do có ưỡn ở cổ và thắt lưng, một đoạn gù ở ngực (xem hình H2). Với hình dạng này cùng với hoạt động của các đĩa đệm, các lực tác động lên cơ thể, lên cột sống và hai chân luôn được phân tán, vận động của cột sống là vận động rất đa dạng và linh hoạt nhờ sự phối hợp nhịp nhàng giữa các đốt sống, sự căng giãn của các dây chằng, sự co giãn của các cơ và đặc biệt là sự thay đổi hình dạng của các đĩa đệm.

H3: RỄ THẦN KINH VÀ TỦY SỐNG

Dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý cột sống.

Cột sống là trụ cột của cơ thể, bảo vệ Tủy sống và các dây thần kinh. Chính vì vậy, cột sống vô tình bị chấn thương hoặc dần thay đổi cấu trúc sẽ gây ra nhiều hậu quả nguy hiểm.

Cụ thể, Cột sống có thể tạo áp lực chèn ép lên hệ thống dây thần kinh, gây tắc nghẽn sự truyền thông tin qua lại giữa các cơ quan đến não và ngược lại. Lâu ngay, triệu chứng này sẽ dẫn đến các bệnh như: Thoát vị đĩa đệm (xem hình H4), thoái hóa cột sống, gai cột sống, đau dây thần kinh tọa,…!

H4: HÌNH ẢNH THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM

Ngay từ khi cột sống gặp vấn đề bất ổn, cơ thể sẽ phát ra các dấu hiệu cảnh báo nhằm thu hút sự chú ý. Nếu bỏ qua những tín hiệu sau đây điều tồi tệ rất có thể xẩy ra.

  • Nhức đầu có thể là một dấu hiệu ban đầu cho thấy một người đang gặp vấn đề ở các đốt sống cổ (C). Có rất nhiều loại nhức đầu khác nhau, nhưng có một vài loại đặc thù liên quan trực tiếp đến sức khỏe cột sống bao gồm Đau nửa đầu, nhức đầu ở phần sau gáy (vùng chẩm), nhức đầu kèm theo đau dọc theo đầu và hàm (xem hình H5).

H5: ĐỐT SỐNG VÙNG CỔ TRÊN (C1.2.3) BỊ BIẾN ĐỔI GÂY CHÈN ÉP RỄ THẦN KINH

  • Rất nhiều người đau đầu trong nhiều tháng hoặc nhiều năm được phát hiện gặp vấn đề ở vùng cột sống cổ phía trên, Bác sỹ Paul D’Alfonso – Giám đốc Trung tâm chăm sóc sức khỏe Thần kinh Cột sống tại TP.HCM cho biết “vùng cột sống cổ phía trên là khu vực rất quan trọng nhất của toàn bộ xương sống vì nối liền cột sống và não. Những sai lệch trong vùng này có thể làm gián đoạn dòng máu chảy lên não (xem hình H6) , phá vỡ chức năng của hệ thần kinh trong cơ thể.

H6: ĐỐT SỐNG CỔ BỊ BIẾN ĐỔI GÂY CHÈN ÉP ĐỘNG MẠCH SỐNG NỀN

  • Cột sống chạy dọc theo cổ và lưng, vì vậy cảm giác đau bất thường và thường xuyên ở cổ và lưng rất có thể là phản ứng tự nhiên của cơ thể báo hiệu cột sống bị chấn thương hoặc thoái hóa. Các cơn đau này rất thường gặp ở người làm công tác văn phòng, lái xe hoặc thường xuyên mang vác vật nặng (lao động phổ thông).
  • Khi bạn cảm thấy đau, đó là phản ứng đối với các tín hiệu truyền qua cơ thể. Những tín hiệu này được gửi từ ngồn đau thông qua dây thần kinh vào tủy sống đến não. Não, nơi sử lý thông tin và khiến bạn cảm nhận sự đau đớn.
  • Tình trạng tê, mỏi hoặc ngứa ran xuống cánh tay hoặc chân là dấu hiệu cảnh báo rất cần được quan tâm. Có thể vấn đền ở cột sống của bạn đã tiến triển đến mức ảnh hưởng lên các dây thần kinh phân nhánh từ tủy sống.
  • Hệ thống dây thần kinh là rất quan trọng và mong manh. Chỉ cần một áp lực nhỏ chèn ép lên dây thần kinh cũng đủ để tạo ra nhiều vấn đề về sức khỏe (xem hình H4).
  • Xương cột sống phát ra tiếng động khi di chuyển, vận động. Hiện tượng này chỉ ra rằng một đoạn nào đó của cột sống người đã trở nên không ổn định. Đồng thời bạn có tỷ lệ gãy xương cao khi bị chấn thương hay té ngã, quá trình thoái hóa cột sống ở những khu vực này cúng xẩy ra nhanh chóng và rõ rệt. Nếu bạn nhìn vào gương và thấy đầu nghiêng sang một bên, một trong hai vai cao hơn vai còn lại, tức là bạn đang gặp vấn đền về vùng cột sống cổ phía trên, lệch cột sống hoặc cong vẹo cột sống (xem hình H7).

H7: NGỒI VÀ ĐỨNG THẲNG THẤY ĐẦU NGHIÊNG SANG MỘT BÊN

Khi gặp bất kỳ dấu hiệu nào kể trên, không nên chờ chúng tự khỏi vì đó là những cảnh báo rằng cột sống của bạn đang bất ổn. Các vấn đề càng sớm được phát hiện và điều trị thì hiệu quả càng cao, ít tốn kém thời gian và tiền bạc. Các bạn có những dấu hiệu kể trên mà còn nghi ngờ, cần được kiểm tra, phát hiện và điều trị sớm có thể liên hệ tại đây.

Theo ý kiến chuyên môn tư Bác sỹ Paul D’Alfonso “ Nếu bệnh nhân quan tâm điều trị ngay từ khi mới xuất hiện những dấu hiệu đau mỏi, họ hoàn toàn có thể phục hồi sức khỏe trong thời gian ngắn bằng những phương pháp như Vật lý trị liệu, Nắn chỉnh thần kinh cột sống, Tác động cột sống mà không cần phải can thiệp bằng thuốc hay phẫu thuật”.

Vận động xoay lưng chữa bệnh đau lưng và dạ dày

Vận động xoay lưng thì có thể tiêu trừ được các chứng bệnh đau, mỏi lưng và có thể ngăn ngừa được chứng gù, vẹo lưng.

  • Người tập đứng dạng hai chân ngang với bề rộng của vai, buông lỏng nửa người trên, thân giữ tư thế tự nhiên, sau đó dùng hết sứ quay lưng về đằng sau, lúc này hai chân dùng sức đứng vững không được di động, theo yếu lĩnh như nhìn một vật đằng sau. Xoay đến mức không thể xoay được nữa, lại quay nhìn về đằng trước, như vậy coi như hoàn thành một lần, nên xoay theo nhịp 1 – 2, 1- 2 và lặp lại, xoay qua trái rồi xoay qua phải.
  • Động tác xoay lưng này có nguyên lý gần giống thức thứ 5 (Giao đầu bái vỹ) trong Bài khí công BÁT ĐOẠN CẨM.
  • Tôi khuyên anh chị nên tập bài khí công này để phục hồi, bảo vệ và thông khí cột sống.
  • Đối với người lưng đã bị cứng thì tập vận động xoay lưng hay tập khí công Bát đoạn cẩm này lúc đầu rất vất vả và đau cơ, nên đầu tiên cố gắng làm từ 3 đến 5 lần rồi dần dần tăng số lần lên. Sau khi đã quen thì hàng ngày sáng sớm, buổi trưa, buổi chiều thường xuyên vận động lưng hay tập khí công theo bài Bát đoạn cẩm này khoảng 15’ đến 30’. Hoặc 2 lần vào lúc sau khi ngủ dậy và trước khi ngủ, mỗi lần 150 cái xoay lưng hoặc tập bài Bát đoạn cẩm 5 đễn 7 lượt.
  • Cuốn “Hồi xuân cho Nam và Nữ” cho biết, cách vận động này ngoài tốt cho lưng còn có thể điều chỉnh hệ thống khí quản, tiêu hóa như dạ dày, ruột non, gan, tụy, cột sống,…và làm chúng mạnh lên. Những người bị táo bón, mất ngủ, dạ day tốt nhất nên tập liên tục sẽ thấy hiệu quả ngoài mong đợi.
  • Bài tập này không chỉ phục hồi các bệnh về chi trên, cổ vai gáy mà còn giúp phục hồi gù cột song phần lưng trên.

Lối sống hang ngày khiến con người thường chúi về phía trước mà “quên” mất rằng cột sống vốn cong hình chữ S chính vì thế, cách tập luyện này nhằm giúp đưa cột sống về cách thức hoạt động tự nhiên của nó. Ngoài ra, vận động này còn có hiệu quả đối với những người lưng đã bị còng. Tập liên tục bằng các vận động trên còn có thể làm cho lưng đã bị cong thẳng lại. Do đó bỏ được thói quen đi phải chống gậy.

Những người thường bị đau bại lưng, sau khi tập kiểu này sẽ đỡ, xoay lưng, Bát đoạn cẩm còn giúp mỡ đóng ở bụng tiêu tan, eo sẽ nhỏ, mông sẽ nở.

Nếu như các bạn tập xoay lưng, khí công Bát đoạn cẩm xong mà còn tập thêm vận động sau đây thì hiệu quả càng thêm hoàn thiện. Những người suốt ngày gục đầu trên đống hồ sơ, giấy tờ, những phụ nữ ít vận động và các bà nội trợ lo việc trong nhà cũng nên lợi dụng những thời gian rỗi rãi để làm vận động này.

  • Vận động ưỡn lưng về phía sau:

Đầu tiên bắt chéo hai tay sau lưng, dung hết sức ưỡn cong người về sau, ưỡn đến mức không thể ưỡn được nữa rồi đứng thẳng dậy. Ai không ưỡn nổi 90 lần thì ít nhất cũng phải 45 lần mới đạt yêu cầu. Mỗi ngày tập 10 lần, chẳng bao lâu sẽ thấy công hiệu.

  • Tập khí công bài 9 khớp tay (âm và dương)

 Phương pháp tập luyện này không những có thể làm giãn cột sống mà còn giúp kích thích các kinh lạc như: Thận kinh, can kinh (có quan hệ với sinh thực khí) là nguồn gốc của tinh lực, làm cho nó phát huy sức sống và qua đó phát huy hiệu quả hồi xuân.

Nam giới trên 40 tuổi nhất định nên làm vận động đơn giản nhưng hiệu quả không ngờ này.

Một phương pháp khác hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến cột sống và nội tạng là bài tập khí công DỊCH CÂN KINH. Bài tập khí công này không những giúp uốn nắn, điều chỉnh, tái cấu trúc lại cột sống, thậm chí có thể chữa được các bệnh như thoát vị đĩa đệm, các bệnh ở lục phủ ngũ tạng mà ngày nay Y học hiện đại cũng đang gặp khó khan. Mỗi ngày thực hiện bài tập này 2 lần, mỗi lần từ 5 đến 7 lượt. Tuy nhiên vì mỗi người có tình trạng cơ thể và sức khỏe khác nhau nên khi tập phải lắng nghe cơ thể để lựa chọn thời gian tập cho phù hợp.

Học cách massage các huyệt đạo hay massage đường kinh (Án ma pháp). Phương pháp này lấy long bàn tay massage dọc theo đường kinh nguyên tắc kinh dương đi xuống, kinh âm đi lên, mỗi động tác làm 9 lần, dung hơi ấm của long bàn tay (năng lượng sinh học) thẩm thấu vào đường kinh, gân, cơ, tủy đả thông kinh lạc dẫn khí chạy lên nuôi dưỡng và thúc đẩy công năng của các tạng phủ.

Trên đây là các bài tập vận động và khí công từ đơn giản đến phức tạp giúp việc lấy lại sức khỏe, phục hồi sức khỏe, tự chữa bệnh cho chính mình, tăng cường tuổi thọ. Phép hồi xuân và trường sinh từ ngàn sưa.

Chúc mọi người có một sức khỏe viên mãn và thân tâm an lạc.

Mọi thắc mắc hoặc yêu cầu giúp đỡ xin liên hệ:

Tác động cột sống – Lương Y Đỗ Văn Chiến

0978.64.65.66

Bài viết liên quan

Học thuyết Âm Dương

I. Định nghĩa Mọi sự vật hiện tượng luôn luôn có mâu thuẫn nhưng thống...

Tầm quan trọng của Cột sống đối với sức khỏe con người

TẦM QUAN TRỌNG CỦA CỘT SỐNG ĐỐI VỚI CUỘC SỐNG CỦA CON NGƯỜI Như chung...

Khám và chữa bệnh thiện nguyên tại Cần Thơ

KHÁM VÀ CHỮA BỆNH THIỆN NGUYỆN TẠI CẦN THƠ Với 2 ngày thứ 7 và...

Chăm sóc sức khỏe thiện nguyện tại Bắc Ninh – Võ đường Kinh Bắc Kung Fu

TRẠI HUẤN LUYỆN TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG K3 TẠI HÀ NỘI  CHĂM SÓC SỨC KHỎE...

Chăm sóc sức khỏe thiện nguyện tại chùa Bồ Đề, Long Biên, Hà Nội

CHĂM SÓC SỨC KHỎE THIỆN NGUYỆN TẠI CHÙA BỒ ĐỀ Trong 3 ngày (tháng 6/2017),...

Trả lời