Nội kinh đồ và Tu chân đồ

Đăng ngày 27/12/2020 lúc: 20:18

BỆNH VIỆN CỘT SÔNG – Tu Chân Đồ và Nội Kinh đồ là Bản Đồ Trường Sinh Học Thân Thể của con người. Muốn hiểu được Tu Chân Đồ thì người học phải hiểu biết khoa học Đông Phương như: Âm Dương, Ngũ Hành, Kinh Dịch, Kỳ Môn Độn Giáp, Đông y, Đạo Học Đông Phương và Thiền, ……thông qua biểu tượng học của khoa học Đông Phương để giải mả những danh từ chuyên môn của khoa học nhân thể này. Việc này, giúp ích rất nhiều cho sự hiểu biết về giải phẫu năng lượng trường sinh cơ thể học. Ngày nay khoa học cao cấp của thế kỷ 21 gọi là Lượng Tử học, Lý Thuyết Siêu Sợi, Lý thuyết Tập Hợp Mờ, Lý Thuyết Hổn Mang…! Đây là những tinh hoa vô giá và rất quý hiếm, chúng ta nên phổ biến rộng rải, giúp mọi người nâng cao trình độ hiểu biết về bản đồ trường sinh học cơ thể người, giúp ích cho sự thiền định, tĩnh tọa và luyện khí công để mở mang trí tuệ, dưỡng sinh, phòng ngừa bệnh tật.

Nội kinh đồ và Tu chân đồ có thể hiện:

1. Thân thể con người:

– Thân thể con người có 360 đốt xương.

– 8 vạn 4 ngàn lỗ chân lông (84.000)

– Phía sau có ba cửa gọi là tam quan:

+ Vĩ Lư quan.

+ Giáp Tích quan.

+ Ngọc Chẩm quan.

– Vĩ Lư quan tại đầu dưới cùng của xương sống (xương cụt – Cx), cửa quan này có thể thông với Khí trong Thận. Từ cửa quan này xuất phát một đường Tủy gọi là Tào Khê, cũng gọi là Hoàng Hà, là đường thăng Dương, thẳng đến chỗ hai xương bả vai hẹp lại (T3) là Giáp Tích quan. Lên tiếp tới Não (sau Gáy – vùng Chẩm) là Ngọc Chẩm quan. Đó là hậu tam quan.

– Phía trước có ba đan điền:

+ Nê Hoàn cung – Thượng đan điền.

+ Thổ Phủ cung – Trung đan điền.

+ Ngọc Trì cung – Hạ đan điền.

– Nê Hoàn cung là Thượng Đan Điền, vuông 1 tấc 2 phân, trong có một khiếu, là chỗ tàng Thần. Từ Mi Tâm đi vào chính giữa Thiên Môn, vào 1 tấc là Minh Đường, vào thêm 1 tấc là Động Phòng, vào thêm 1 tấc nữa là Nê Hoàn. Dưới Mi Tâm là sống mũi, cũng gọi là Lôi Đình Phủ. Từ Kim Kiều đến miệng có hai khiếu thông hầu, gọi là Thước Kiều. Hầu là xương cổ, là nơi ra vào của Nội Ngoại Khí. Sau có xương sụn mềm gọi là Yết hầu (cổ họng), là chỗ tiếp nhận đồ ăn uống, nó thông với Ruột (tiểu tràng) và Dạ dày (vị). Hầu có 12 đốt xương, gọi là thập nhị Trùng Lâu. Thẳng xuống là Phế khiếu, cho đến tận Tâm, phía trên Tâm có xương, gọi là Cửu Vĩ. Phía dưới Tâm có huyệt, gọi là Giáng Cung, là chỗ Long Hổ giao hội.

– Thổ Phủ cung là Trung Đan Điền, từ Giáng Cung thẳng tiếp xuống 3 tấc 6 phân, là Thổ Phủ (nồi đất), là Huỳnh Đình huyệt, là Trung Đan Điền. Tâm Thận cách nhau 8 tấc 4 phân, người có 8 vạn 4 ngàn lỗ chân lông, ứng với khoảng cách giữa trời và đất là 8 vạn 4 ngàn dặm. Người có 360 đốt xương, ứng với Khí Dịch thăng giáng trong trời đất một vòng là 360 ngày.

– Ngọc Trì cung là Hạ Đan Điền

2. Trời có Cửu Cung, đất có Cửu Châu.

– Hạ Đan Điền của người có Cửu Khiếu, đó là hình Cửu Châu của đất. Nê Hoàn cung có chín huyệt, tiếp với Cửu Cung của trời. Xương đầu có tám miếng, ứng với tám phương. Có tên là Di La Thiên Ngọc Đế Cung, cũng gọi là Thuần Dương Thiên Cung. Trong có một huyệt, gọi là Huyền Linh (Khung) Chủ, cũng gọi là Nguyên Thần Cung. Dưới có lưỡi (thiệt), trong lưỡi có Kim Tỏa Quan, đối diện với lưỡi, gọi là Thước Kiều. Huyệt Nhân Trung dưới mũi (Tị), là đối diện với Kim Tỏa Quan, trong nó có Đốc Mạch, đó là căn bản của con người, trong Thượng Cửu Khiếu, có một cái là Tính Căn Ngọc Tuyền, cũng gọi là Hoa Trì. Dưới lưỡi có bốn khiếu, hai khiếu thông Tâm, sinh Dịch. Hai khiếu thông Thận, sinh Khí. Thần Thất Nê Hoàn Cửu Khiếu là Thiên Hoàng Chi Cung. Trong có một huyệt, hình như con gà (Kê Tử), lớn như Bồng Đài, chính là Côn Luân. Thích (Phật) gọi là Tu Di Sơn. Người tu chân không thể không biết được “Huỳnh Đình nội cảnh kinh” nói: “Cửu u minh nguyệt động không vô”, chỉ ra trên đầu có Cửu Cung “Huỳnh Đình nội cảnh kinh” nói: “Cửu nguyên chi sơn hà đình đình, Trung hữu chân nhân khả sử lệnh” cũng nói: “Nê Hoàn cửu chân giai hữu phòng, Phương viên nhất thốn xứ thử trung”, trên đầu có Cửu Chân, mỗi cái chiếm một tấc. Trong đồ hình có câu: “Bất diệt chi đạo, tồn tư Nê Hoàn cửu chân”, cũng nói: “Não hữu cửu ban, phòng hữu nhất thốn”. Cửu Chân trong hình là Cao Chân, Thiên Chân, Thần Chân, Thượng Chân, Huyền Chân, Tiên Chân, Hư Chân, Thái Chân, Chí Chân. “Động chân Thái thượng đạo quân nguyên đan thượng kinh” nói: “Trong đầu có Cửu Cung: Từ lưỡng mi đi vào một tấc là Minh Đường Cung, vào hai tấc là Động Phòng Cung, vào ba tấc là Đan Điền Cung (Nê Hoàn Cung), vào bốn tấc là Lưu Châu Cung, vào năm tấc là Ngọc Đế Cung. Trên Minh Đường Cung một tấc là Thiên Đình Cung, trên Động Phòng Cung một tấc là Cực Chân Cung, trên Đan Điền Cung một tấc là Huyền Đan Cung, trên Lưu Châu Cung một tấc là Thái Hoàng Cung.”

3. Tâm:

– Thần như Chu Tước, hình như nhụy sen treo ngược, có thể biến Thủy thành Huyết. Thần Tâm tên là Đan Nguyên, tự Thủ Linh, nặng 12 lạng, nằm dưới Cửu Vĩ một tấc, màu sắc như màu đỏ của vải, trong có 7 lỗ 3 sợi (thất khổng tam mao). Bậc Thượng Trí, lỗ Tim thông sáng. Người Trung Trí, 5 lỗ tâm huyệt thông khí. Kẻ Hạ Trí không có lỗ (hình như đúng là có 3 lỗ), khí minh không thông. Tâm là con của Gan, là mẹ của Tỳ, lưỡi là quan của nó. Khiếu thông với Tai, Tai trái là Bính, Tai phải là Đinh. Dịch là mồ hôi, Thận tà mà nhập Tâm thì mồ hôi nhiều, vị của nó ngọt. Tâm hợp với phủ của Tiểu Trường. “Huỳnh Đình kinh” nói: “Tâm thần Đan Nguyên tự Thủ Linh”. Tâm thuộc Hỏa, sắc đỏ, trong ngũ hành là Chu Tước ở phương Nam, tàng Thần, chủ Huyết Mạch.

4. Giáng Cung là chỗ Long Hổ giao hội.

– Từ Tâm đi xuống 3 tấc 6 phân là Thổ Phủ, Huỳnh Đình huyệt viết là Trung Đan Điền. Trái có Minh Đường, phải có Động Phòng. Thần Vô Anh ở trái là Gan. Thần Bạch Nguyên ở phải là Phế. Giữa còn 1 tấc 2 phân là nơi tàng Khí, là Đỉnh luyện Khí. Thẳng tiếp xuống Rốn (Tề) là 3 tấc 6 phân. Cho nên nói: Trên trời ba mươi sáu, dưới đất ba mươi sáu, từ trời xuống đến đất là 8 vạn 4 ngàn dặm, nên từ Tâm đến Thận là 8 tấc 4 phân. Thiên Tâm 3 tấc 6 phân, Địa Thận 3 tấc 6 phân, giữa có Đan Điền 1 tấc 2 phân, không phải là 8 tấc 4 phân sao? Cửa rốn (Tề môn) còn gọi là Sinh Môn, có Thất Khiếu, thông với ngoại thận, là khiếu mà tinh thần bị tiết lậu, tên là Yển Nguyệt Lô, thuộc Nhâm Mạch. Dưới có Cửu Khiếu, là Địa Ngục Phong Đô. Cũng tên là Khí Hải, xuống khoảng 1 tấc 3 phân là Ngọc Trì, cũng gọi là Hạ Đan Điền, là chỗ để tàng Tinh và Thái Dược. Trái có Minh Đường, phải có Động Phòng, cũng không có huyệt, vuông 1 tấc 3 phân. Ở đó có hai khiếu, thông với Nội Thận. Trong Thận có khiếu, thông với Vĩ Lư. Từ Vĩ Lư thông Lưỡng Thận Đường cho đến hai huyệt Túc Tam Lí dưới đầu gối, xuống tiếp tới huyệt Dũng Tuyền, đó là quan khiếu tương thông với toàn thân. Thượng Đan Điền: là Nê Hoàn cùng, từ Mi Tâm đi vào 3 tấc.
Trung Đan Điền: là Huyệt Huỳnh Đình dưới Thổ Phủ.
– Hạ Đan Điền: là Ngọc Trì dưới Khí Hải 1 tấc 3 phân.
Tâm, Cửu Vĩ (Giáng Cung) 3 tấc 6 phân, Thổ Phủ (Huỳnh Đình 1 tấc 2 phân) 3 tấc 6 phân, Rốn, Khí Hải (Ngọc Trì). Vậy, khoảng cách giữa Tâm và Thận tổng cộng là 8 tấc 4 phân. Giáng Cung, trong huyệt là Ngã Tính, là quẻ Li, là giờ Ngọ, cũng gọi là Nam Cung, là nơi Thần Thất được luyện, cũng gọi là Xá Nữ, là Chân Âm, cũng tên là Bích Nhãn Hồ. Tại phương Nam, trên có xương che phủ, y gia gọi là Cửu Vĩ. Để thoái Hậu Cửu Thiên Tư Lự Chi Thần, nên gọi: “Long tòng hỏa lí xuất” là như vậy. “Nội Kinh Đồ” có câu: “Bích Nhãn Hồ Tăng Thủ Thác Thiên”.

5. Phế, thần như Bạch Hổ hành Kim.

– Phế, thần như bạch hổ tượng như khánh treo ngược, nằm trên ngũ tạng, đối vời bào thai thì như là che phủ, nên gọi là Hoa Cái (Lọng hoa che phủ). Thần là Hạo Hoa, tự Hư Thành, nặng 3 cân 3 lạng, 6 lá 2 tai, tổng cộng 8 lá. Phế là con của Gan, là mẹ của Tỳ. Trong tàng thất phách, như trẻ nhỏ, tên là: Thi Cẩu, Phục Thỉ, Tước Âm, Thôn Tặc, Phi Độc, Trừ Uế, Xú Phế. Mũi (Tị) là quan của nó, trái là Canh, phải là Tân. Ở khí làm ho, ở dịch làm nước mắt. Ở hình là da lông. Trên thông khí tới não, dưới thông khí tới Tỳ, đó là những khí thuộc Phế, Phế là căn bản của Hô Hấp. “Huỳnh Đình Kinh” nói: “Suyễn tức hô hấp thể bất khoái, Cấp tồn Bạch Nguyên hòa lục hư”. “Huỳnh Đình nội cảnh kinh” nói: “Phế thần Hạo Hoa tự Hư Thành”. Phế là cái lọng hoa che (Hoa Cái) lục phủ ngũ tạng, công năng chính của nó là điều hòa khí toàn thân, thân của nó rỗng nên có thể nạp khí, cho nên tên tự là Hư Thành. Màu của nó trắng, cho nên tên là Hạo Hoa. “Suyễn tức hô hấp thể bất khoái, Cấp tồn Bạch Nguyên hòa lục hư”: nếu cảm thấy hô hấp trong thân không thông, tức thời nhanh chóng tập trung chú ý vào Phế thần màu trắng, để điều hòa lục hư. Một tên là Tây Sơn Bạch Hổ. Ở Canh. Là Tinh của Kim. Thuộc quẻ Đoài. Ở phương Tây. Theo Đạo là Phách, là Tình, là mẹ của Thủy Tinh. Ở ngũ tạng là Phế. Tại trời là trăng. Là nhà của Ngã Phách.

6. Tỳ thuộc trung ương hành Thổ.

– Tỳ – Thổ, thịnh cả bốn mùa, là Hoàng Đế, thần như chim Phượng, tượng như Phúc Bồn (bồn che), tên là Thường Tại, tự là Hồn Đình, nhìn mặt trước thì che trên rốn (Tề), nhìn ngang thì che dạ dày (Vị), là Khí của Khôn, là Tinh của Thổ. Ở dưới Tâm 3 tấc, nặng 1 cân 2 lạng, to 3 tấc, dài 1 thước. Tỳ là con của Tâm, là mẹ của Phế, ngoài thông với lông mi, miệng là quan của nó. Thần của nó hay đố kỵ. Tỳ không định hình, chủ về Thổ, Âm. Cho nên Tỳ là then chốt của ngũ tạng, nó khai khiếu ở miệng, ở hình là gò má. Tỳ mạch xuất phát từ Ẩn Bạch, là chỗ của Bản Ý. “Huỳnh Đình kinh” nói: “Trị nhân bách bệnh tiêu cốc lương, Hoàng y tử đái long hổ chương”. “Huỳnh Đình nội cảnh kinh” nói: “Tỳ thần Thường Tại tự Hồn Đình”. Do Tỳ thuộc Thổ, ở vị trí trung ương, bốn mùa không nhờ Thổ thì không thịnh vượng được, nên gọi là Thường Tại.

7. Thận thuộc bắc phương Thủy

– Thận – Thủy, thuộc quẻ Khảm, hình như Huyền Lộc (Hươu đen), hai đầu, tên là Huyền Minh, tự là Dục Anh, hình như quả trứng đá, nằm đối diện bên cạnh eo lưng, nặng 3 cân 1 lạng, chủ về phân Thủy và Khí, tưới tắm toàn thân, như cây có gốc. Trái tên là Thận, phải tên là Mệnh Môn. Là phủ của sinh khí, là lò của tử khí, nếu giữ thì bền lâu, nếu dùng thì hao kiệt. Là mẹ của Gan, là con của Phế, tai là quan của nó. Trời sinh Ngã, do khí lưu động mà biến đổi, gọi là Tinh. Tinh Khí qua lại, là Thần. Thần này, Thận tàn Thần Trí của nó. Trái thuộc Nhâm, phải thuộc Quý. Ở giờ là Tý Hợi. Ở khí là Xuy (Thổi). Ở dịch là nước bọt. Ở hình là xương (cốt). Kinh của nó tới Thượng Tiêu, Doanh (khí) của nó tới Trung Tiêu, Vệ (huyết) của nó tới Hạ Tiêu. “Huỳnh Đình kinh” nói: “Thận bộ chi cung huyền khuyết viên, Trung hữu đồng tử minh thượng huyền. Chủ chư lục phủ cửu dịch nguyên, ngoại ứng lưỡng nhĩ bách dịch tân.” “Huỳnh Đình nội cảnh kinh” nói: “Thận thần Huyền Minh tự Dục Anh”. Thận sinh Thủy, là Huyền Vũ ở phương bắc trong ngũ hành, vì huyền thủy đen sâu thăm thẳm, cho nền tên là Huyền Minh. Thận tàng Tinh, chủ về sinh dục, cho nên gọi là Dục Anh. “Nạn kinh tam thập lục nạn” nói: “Thận có hai quả như thế nào? Tự nhiên là thận có hai quả, nhưng không phải đều là Thận. Quả bên trái gọi là Thận, quả bên phải gọi là Mệnh Môn.”

8. Đởm (Mật)

– Đởm (mật), là Tinh của Kim, là Khí của Thủy, màu xanh, là một lá ngắn nằm cạnh Gan. Đởm là can đảm. Người có Đởm to tất không sợ hãi. Thần tên là Long Diệu, tự là Uy Minh. Hình như Quy Xà hỗn hình. Dáng như dải lụa treo. Nặng 3 lạng 3 thù (1 thù = 1/24 lạng). Là phủ của gan. Nếu theo căn cứ, Đởm không thuộc trong số ngũ tạng, như vậy thì quy về lục phủ, nhân vì Đởm cũng nhận thủy khí, đồng đạo với Khảm, vậy cũng không thể quy về lục phủ, cho nên có tạng Đởm biệt lập, hợp với Bàng Quang, cũng chủ về lông tóc. “Huỳnh Đình kinh” nói: “Chủ chư khí lực nhiếp hổ binh, ngoại ứng nhãn đồng tỵ trụ gian. Não phát tương phù diệc câu tiên, cửu sắc cẩm y lục hoa quần.” “Huỳnh Đình nội cảnh kinh” nói: “Đởm thần Long Diệu tự Uy Minh”. Đởm là Âm Mộc, ứng với vị trí Thanh Long ở phía Đông. Cho nên tên là Long Diệu. Đởm là quan trung chính, quyết đoán từ nó mà ra, vì nó trung chính không thiên lệch, nên tự là Uy Minh.

9. Gan

– Gan, thần như Thanh Long, hình như quả bầu treo, gần với Tim, trái có 3 lá, phải có 4 lá. Thần tên là Long Yên, tự Hàm Minh. Nặng 4 cân 4 lạng. Gan là mẹ Tâm, là con Thận. Trong gan có 3 hồn: Sảng Linh, Đài Quang, U Tinh, mắt là quan của nó, mắt trái là Giáp, mắt phải là Ất. Đàn ông đến 60 tuổi, khí gan suy, lá gan mỏng, Đởm ít dần, mắt mờ dần. Ở hình là gân, mạch gan hợp với Mộc, là tạng của Hồn. Ở dịch là nước mắt, nếu Thận tà nhập gan, thì nhiều nước mắt. Đởm là phủ của gan, Đởm hợp với gan. “Huỳnh Đình kinh” nói: “Hòa chế hồn phách tân dịch bình, ngoại ứng nhãn mục nhật nguyệt tinh, bách kha sở chung tồn Vô Anh, dụng đồng thất nhật tự sung doanh.” “Huỳnh Đình nội cảnh kinh” nói: “Can thần Long Yên tự Hàm Minh, Ế uất đạo yên chủ trọc thanh”. Gan chủ gân, màu của nó xanh, trong ngũ hành thì thuộc Thanh Long ở phương đông. Gan xuất khiếu ở mắt, thuộc thiên can Dương Giáp và Âm Ất. “Hoàng đế nội kinh – Tố vấn – Thượng cổ thiên chân luận đệ nhất”: “Đàn ông ngoài 48 tuổi, dương khí suy kiệt ở trên, mặt khô, tóc mai bắt đầu bạc. Đến 56 tuổi, khí gan suy, gân không động được.” Một chữ Đông Hải Thanh Long. Ở Giáp. Dịch của Mộc. Thuộc quẻ Chấn. Ở phương đông Là Mộc trong ngũ hành. Là Hồn trong đạo. Là Tính. Là mẹ Hỏa Thần. Trong ngũ tạng là gan. Tại trời là mặt trời. Là chỗ của Ngã Hồn.

10. Vỹ Lư Quan

NỘI KINH ĐỒ

– Vĩ Lư quan, một tên là Cửu Khiếu, cũng tên là Cửu Đầu Sư Tử, cũng gọi là Thái Tử Xạ Cửu Trùng Thiết Cổ, Âm Quan Cố Bế, Thường Niên Bất Năng Khai, tên là Cửu Trùng Thiết Cổ. Thái Tử, là Thuần Dương Khí có thể Đề Hồ Quán Đỉnh (đạo phật ví Đề Hồ với tinh chất sữa bò = phật pháp tối cao. Đề Hồ Quán Đỉnh là việc rót trí tuệ vào người để đạt được giác ngộ), mới có thể quán thông, cho nên gọi là Xạ Cửu Trùng Thiết Cổ, đó là đường tắt để lên trời. Một tên là Địa Trục Thần Hồ, cũng tên là Triều Thiên Lĩnh. Một tên là Long Hổ Huyệt. Một tên là Tam Xoa Cốt. Trong Thận có Kim Đỉnh, trong ngoài tương thông, tổng có 3 đường thông lên Giáp Tích, thẳng thấu lên đỉnh môn tới Nê Hoàn, thông với cốt tủy toàn thân.

11. Khí

– Khí trong Đan Điền: Đó là trái xanh, phải vàng, dưới đen, trên trắng. Hạ Đan Điền, Chân Hổ, Khảm Địa, Anh Nhi xứ, Phù Tang Minh, Khí Hải, Thủy Tinh Cung, Tẫn Hộ. Huyệt trong nó, là Ngã Chân Tinh Mệnh Đế (chân tinh gốc mệnh của ta). Trên 1 tấc 3 phân, là chỗ của Tạo Hóa, là căn bản của Thiên Địa. Là chỗ của Bạch Đầu Lão Tử Thanh Huyền, là Ngã Mệnh Tạo Hóa Sơn Xuyên. Chân Nhất Xứ, Thủy Trung Kim, gọi là Kim Tinh, là Ngã Tiên Thiên Chi Chí Tinh, cũng có nói đến những câu: “Hổ hướng thủy trung sinh”, “Nhất dương phục sơ”, “Tý thời”, “Hải để nguyệt”, “Nhân môn”, “Sơ sinh ngã căn cơ”. Người tu chân không thể không biết. “Nội Kinh đồ” cũng nói: “Bạch đầu lão tử mi thùy địa”, “Thủy Trung Kim”: trong quẻ Khảm có một hào Dương. Khảm tượng Anh nhi. “Chung Lã truyền đạo tập – Luận ngũ hành đệ lục” nói: “Thận, là thủy. Trong Thủy có Kim. Kim vốn sinh Thủy, lúc hạ thủ phải biết Thủy trung Kim. Thủy vốn ghét Thổ, sau khi Thái Dược nên đắc được Thổ quy Thủy. Long là tượng của Gan, Hổ là hình của Phế. Dương Long xuất ra từ cung Ly, Âm Hổ sinh từ vị trí Khảm. Ngũ hành nghịch hành. Khí truyền cho Mẫu.” Chân Hổ, tức Chân Dịch trong Thận Khí. Chung Lã gọi là: “Chân Nhất Chi Thủy”, “Chung Lã truyền đạo tập – Luận Long Hổ đệ bát” nói: “Thận Thủy sinh Khí, trong Khí có Chân Nhất Chi Thủy, tên là Âm Hổ, Hổ gặp Dịch mà tương hội. Tâm Hỏa sinh Dịch, trong Dịch có Chính Dương Chi Khí, tên là Dương Long, Long gặp Khí mà tương hợp”. “Nhất Dương phục sơ”: trong năm, đến Đông Chí thì Nhất Dương sinh; trong ngày, đến giờ Tý thì Hải Để Nguyệt (trăng đáy nước), đó là cái nghĩa Âm tận Dương sinh. Chân Dương Chi Khí xuất hiện, căn cơ của sinh mệnh đều dựa vào đó.

12. Hai quả Thận là Lưỡng Nghi.

– Hai quả Thận, là Lưỡng Nghi. Trong có Liên Hoàn, là Ngã Chân Tinh. Trong tàng Xích Bạch nhị Khí (hai khí đỏ trắng). Khi còn nằm trong bụng mẹ, chưa có thân này, đã có huyệt đó, vì có huyệt đó, mới có thân này. Trái là Huyền Dương, phải là Tẫn Âm, trong huyệt là Ngã Hậu Thiên Chi Tinh Hải, cũng gọi là Chân Diên. Nho gọi là Thái Cực. Đạo gọi là Thủy Hương Diên, là Bắc Phương Túc Sát Chính Khí Tử Hà Xa. Thuận thì thành người, nghịch thì thành tiên. Một tên là Tào Khê. Một tên là Tổ Cung. Thông lên xuống hai mắt, giáng Hoa Trì. Dưới lưỡi xuất một khiếu là Ngọc Tuyền. “Chân Diên”, tức Chân Nhất Chi Thủy trong Chân Khí. “Chung Lã truyền đạo tập – Luận sưu thiêm đệ thập nhất” nói: “Xuất ra từ trong Thận ta, tàng Chân Khí của cha mẹ mà thành Diên, Chân Nhất, Chính Dương hợp với nó Dược biến đổi mà thành Hống. … Chân Diên là do Chân Khí tự thân ta hợp mà được. Chân Diên sinh trong Chân Khí, trong Khí là Chân Nhất Chi Thủy???”

13. Đào Khang tự Hợp Diên.

– Đào Khang tự Hợp Diên, tên là Đỉnh Liên Hoa, Quan Châu Y, như dáng Chân Nhân. Ở Thận Cung có các Khí Bích, Tử, Bạch, Lục, Thanh, Xích, Thương, là chỗ biến hóa của 8 phương trời nơi phương bắc (Bắc phương bát thiên sở hóa).

14. Giáp Tích song quan

– Giáp Tích song quan, là đường tắt để Thần Tiên thăng giáng, là mạch trong người ta, là huyệt Cao Hoang, nói song quan vì trong có cái ròng rọc kéo nước. Trái là Thái Dương, phải là Thái Âm. Dương Thăng Âm Hô lộ, thông huyệt Thiên Trụ, cũng tên là Nội Song Lâm, thông với Ngoại Song Lâm, Dương Quan mạch phục ở trong. Huyệt này hun đốt quan khiếu, hạ tới Dũng Tuyền, thượng tới Nê Hoàn, kinh lạc tiếp với Giáng Cung, Hoa Trì, lấy Thủy giáng vào Hoa Cái, là chỗ của Ngũ Hành, là bên trong của gốc mệnh Hạ Đan Điền (Hạ Đan Điền mệnh đế chi nội). “Nội Kinh đồ” nói: “Giáp Tích song quan thấu đỉnh môn, tu hành lộ kính thử vi tôn”. Tham khảo châm cứu huyệt vị “Cao Hoang huyệt”, tại dưới đốt sống thứ tư của cột sống ngực (T4), cách mạch Đốc 3 tấc.

15. Ngọc Trẩm quan.

– Ngọc Chẩm quan, chỗ này có một tên là Dương Cung Ngọc Kinh Sơn, Thiên Trụ, Thái Ất huyệt, một tấc trước chỗ đến xương đại trùy. Đó là đường tắt để đi ngược lên trời. Bên trong Hoàng Long đảo cuốn lên, tưới nước Tương Giang (Xung Tương Giang thủy), trên dưới thông suốt. Cửa quan này rất chặt, Dương Thần giữ ở đó, tới đó tất phải dung Dương Khí mới có thể thông phá được, hoá thành Chân Khí, tới Thước Kiều mà tương hội với Ngưu Nữ, sinh ra Anh Nhi.

16. Hai khiếu dưới lưỡi.

– Hai khiếu dưới lưỡi, tên là Huyền Ưng. Cái ở sau tên là Yết, nuốt xuống tất cả đồ ẩm thực. Cái ở trước tên là Hầu, có 12 đốt xương, là thập nhị trùng lâu, là nơi thông suốt thanh khí.

17. Rốn

– Rốn là Sinh Môn, Thái Ất Thần Quân ở đó, chủ Tính Mệnh của người, điều khiển 1 vạn 2 ngàn tinh hoa toàn thân (?). Khí công và Nội Kinh Đồ, Tiến sĩ Viên Khang Tựu Nhận thức về Nội Kinh Đồ.

Tu Chân Đồ và Nội Kinh Đồ là bản thiết kế để dạy tu luyện nội đan của đạo giáo. Việc tu luyện nội đan bắt đầu bằng công phu luyện khí, sau khi tu được Dương Thần thì tiếp tục dùng Dương Thần để dựa vào một hệ thống công trình tạo mệnh thay tạo hóa cải biến sinh mệnh. Tu Chân Đồ và Nội Kinh Đồ từ trước tới nay được đạo môn coi như bảo vật không truyền ra ngoài, cho dù trong giáo mà chưa có một trình độ tu luyện tâm tính cùng với tri trức về đạo học nhất định thì cũng không được thầy sở truyền. Hai đồ hình này tổng kết sâu sắc công phu Luyện khí tồn tư trong Huỳnh Đình Kinh cùng với kỹ xảo về lí luận tu đan được nói rõ trong cuốn Tính Mệnh Khuê Chỉ cuối đời Minh. Trong chúng bao gồm tri thức về sinh lý cơ thể con người cũng các khái niệm y học. Là người luyện khí tất nên hiểu rõ hai đồ hình này.

1. Đồ hình này do Lưu Tố Vân khắc năm Quang Tự thứ 12, tức năm 1886.
2. Bản khắc của đồ hình này tại Bắc Kinh Bạch Vân Quán là do mô phỏng mà có.
3. Đồ hình này khắc lần đầu giữa khoảng năm Càn Long thứ 7 (1742) và Quang Tự thứ 12 (1886).
4. Phong cách của đồ hình này thừa kế kỹ xảo minh họa của cuốn Tính Mệnh Khuê Chỉ cuối đời nhà Minh, đó là văn tự và đồ họa hội ý. Trong đồ hình cũng có những câu ẩn mật khó hiểu, đó là theo phong cách giấu từ của sách về nội đan.
5. Trong đồ có thơ rằng:

Thiết ngưu canh địa chủng kim tiền.
Khắc thạch nhi đồng bả quán xuyên.
Nhất lạp túc trung tàng thế giới.
Bán thăng đương nội chử sơn xuyên.
Bạch đầu lão tử mi thùy địa.
Bích nhãn hồ tăng thủ thác thiên.
Nhược hướng thử huyền huyền hội đắc.
Thử huyền huyền ngoại cánh vô huyền.

Là lấy từ “Lã Tổ toàn thư – Quyển tứ văn tập trung – Ngũ ngôn luật thập lục đầu”:

Thiết ngưu canh địa chủng kim tiền.
Khắc thạch nhi đồng bả quán xuyên.
Nhất lạp túc trung tàng thế giới.
Bán thăng đương nội chử sơn xuyên.
Bạch đầu lão tử mi thùy địa.
Bích nhãn hồ tăng thủ chỉ thiên.
Nhược vấn thử huyền huyền hội đắc.
Thử huyền huyền ngoại cánh vô huyền.

Mà “Lã Tổ toàn thư” bản khắc gốc là do Lưu Thể Nộ năm thứ 7 Càn Long (1742) sưu tập mà thành. Như vậy, đồ hình ra đời sau “Lã Tổ toàn thư”.

  1. Đan thi dịch giải

6.1. Thiết ngưu canh địa chủng kim tiền

– Chỉ vận chuyển Thận khí, công phu vận chuyển phân ra: Xe trâu (ngưu xa), Xe dê (dương xa), Xe hươu (lộc xa). Vì là sơ luyện, nên dùng xe trâu. “Chủng kim tiền” là ẩn dụ chỉ việc cày cấy thu hoạch được đồ quý báu, mượn ý để chỉ Kim Đan. Khắc thạch nhi đồng bả quán xuyên: “Bả kim tiền quán xuyên”, thiên cơ ở trong đó, nên coi trọng. “Khắc thạch nhi đồng” ám chỉ cái vẽ ở trong đồ hình. “Nhi đồng bả quán xuyên” thành Bắc Đẩu, “Phá mê chính đạo ca” nói: “Nhược ngộ thần tiên thân chỉ quyết, tróc trú Bắc Đẩu chu thiên luân”, là nói cái đó. Nhất lạp túc trung tàng thế giới: Tiểu vũ trụ đồng đẳng với đại vũ trụ, Đan Đầu Chủng Tử là toàn bộ nguồn gốc của sinh mệnh. Bán thăng đương nội chử sơn xuyên: “Sơn xuyên” đại vũ trụ, huyền cơ cũng đồng với “Đương nôi phanh chử công phu”. Chính là tại Hỏa Hầu. Bạch đầu lão tử mi thùy địa: “Bạch đầu” là Khí. Chỉ khí theo Đốc Mạch đi lên, tiếp tục dẫn Âm Dịch men theo đầu hạ giáng. Bích nhãn hồ tăng thủ thác thiên: “Thủ thác thiên” chỉ Đáp Thước Kiều, Nhâm Đốc hai mạch nhờ vào đưa lưỡi lên hàm trên mà làm cho khí được thông suốt. Nhược hướng thử huyền huyền hội đắc: Hiểu được huyền cơ của Tạo Hóa, thì công phu này hoàn tất. Thử huyền huyền ngoại cánh vô huyền: Ngoài huyền cơ của tạo hóa ra, chẳng có gì khác cả.

6.2 Ngã gia đoan chủng tự gia điền:

– Trong người có ruộng có thể cánh tác được, không cần cầu bên ngoài. Khả dục linh miêu hoạt vạn niên: Ruộng ở trong thân có thể nuôi dưỡng sinh mệnh, trường sinh bất lão. Hoa tự hoàng kim bào bất đại: Hoa nở ở đó là Kim Hoa, không quá lớn. Kim Hoa tức là Chân Khí. Sơ khởi thì bao trùm đan chủng, nhỏ bé non nớt. Tử như ngọc lạp quả giai viên: Lớn bé chỉ vẻn vẹn như hạt thóc. Tài bồi toàn lại trung cung thổ: Ý này là trọng điểm của công phu. Quán khái tu bằng thượng dung tuyền: Khí đi lên trên, Thượng Đan Điền có Dịch chảy xuống. Hữu triêu nhất nhật công hành mãn: Hỏa hầu đầy đủ rồi, công phu đến độ, vậy là thẳng tiến đến chỗ công quả viên mãn. Tiện thị Bồng lai Đại La Tiên: Đạt Đại La Kim Tiên, tối cao của Tiên giới.

6.3. Thủy nghịch lưu

Chúng diệu chi môn hà xứ cầu.
Cơ quan bát chuyển thủy nghịch lưu.
Vạn trượng thâm phiêu ưng kiến để.
Cam tuyền dũng khởi mãn sơn đầu.

– “Thủy nghịch lưu”, vì Thận Khí bốc lên trên, cho nên nói là “nghịch lưu”. Thận Khí là công năng của Hậu Thiên, xuất ra từ Tiên Thiên Thận Thủy, toàn nhờ vào “Thiết ngưu canh địa” mà có được, là hình tượng của xe trâu (ngưu xa) vận chuyển lên sườn núi. “Sơn đầu” tức là đỉnh đầu. Thận Khí tới đỉnh đầu, thì từ trong miệng sinh ra tân dịch mà thành “Cam tuyền dũng khởi”. Đó là Khí nhiều sinh Dịch, thể hiện của Nhâm Đốc tương thông.

6.4 Thận Thần Huyền Minh tự Dục Anh – Huỳnh Đình Kinh

6.5 Tâm Thần Đan Nguyên tự Thủ Linh – Huỳnh Đình Kinh

6.6 Can Thần Long Yên tự Hàm Minh – Huỳnh Đình Kinh

6.7 Phế Thần Hạo Hoa tự Hư Thành – Huỳnh Đình Kinh.

6.8 Đảm Thần Long Diệu tự Uy Minh – Huỳnh Đình Kinh.

Chú ý: Ngũ tạng trong đồ hình thiếu mất Tỳ, lục phủ thì chỉ đề cập đến Đảm. Tỳ là Trung Ương Thổ, đó là ý ẩn dụ, là nơi môi giới để Thủy Hỏa giao tiếp. Việc tu luyện công phu tự mình đã có nó, không thể thiếu được, cho nên không cần phải luyện cái dụng của Tạng Phủ chi Thần. Còn Đởm, no là cái duy nhất trong lục phủ. Nguyên là ngũ tạng đều chủ về tàng tinh bất lậu, lục phủ chủ về chuyển hóa vật chất mà không tàng, theo công năng đó thì Đảm không tàng trữ tinh chất của ngũ tạng, nên đặc biệt cho là cường điệu. Hậu thế lấy “Tam Tiêu” thay Đảm làm đại biểu cho lục phủ, theo “Lục Tự Quyết”. (đoạn này khó hiểu quá, dịch không thông được).

6.9. Hậu tam quan:

– Vĩ Lư hạ quan, Giáp Tích trung quan, Ngọc Chẩm thượng quan, hợp xưng là tam quan. Vị trí của tam quan này, phát triển đến thời Chung Lã (Chung Ly Quyền và Lã Đồng Tân), có chỗ bất đồng về việc mô tả. Trong “Linh bảo tất pháp – Trửu hậu phi kim tinh đệ ngũ”, Chung Lã cho rằng: Huyệt Thiên Trụ là thượng quan, tương đương với dưới đốt sống cổ thứ 3; Huyệt Thần Đạo là trung quan, tương đương với dưới đốt sống ngực thứ 5; Huyệt Mệnh Môn là hạ quan, tương đương với dưới đốt sống lưng thứ 2.

6.10 Tiền tam Đan Điền.

 Khí Hải là Hạ Đan Điền, Giáng Cung là Trung Đan Điền, Nê Hoàn là Thượng Đan Điền.

6.11. Thập nhị lâu đài tàng mật quyết.

– Mười hai tầng lầu “Thập nhị trùng lâu”, là xương sụn của cổ họng. Mật quyết là ở tại ranh giới Khí Dịch tương giao, Yết Tân (nuốt nước bọt) hoặc Yết Khí (nuốt khí) là nói về việc Nghịch Cầu Đan Chủng.

6.12. Âm Dương Huyền Tẫn xa.

– Huyền Tẫn, là nơi vạn vật sinh. Trần Đoàn mượn để làm công phu dự bị cho việc Luyện Tinh Hóa Khí. Đem Huyền Tẫn xa để ví với việc xuất hiện của Đan Chủng (nội đan), tại cái ống bễ lò rèn (Thác thược: ống bễ lò rèn, ví với khoảng không hư vô) ở nơi Âm Dương Hỗn Độn, Chân Khí do đó mà xuất hiện hình dạng. “Lão Tử Đạo Đức Kinh – Đệ lục chương”: “Cốc Thần bất tử, thị vị Huyền Tẫn. Huyền Tẫn chi môn, thị vị Thiên Địa căn. Miên miên nhược tồn, dụng chi bất cần.”

6.13. Thủy Hỏa giao tiếp địa:

– Thủy hỏa tương giao “Địa” này là tại Hạ Đan Điền, nói lên Chân Khí lúc mới sinh ở đó. “Ngộ Chân Thiên” nói: “Yếu tri sản dược xuyên nguyên xứ, Chỉ tại tây nam thị bản hương” và: “Ỷ tha Khôn vị sinh thành thể, Chủng tại Càn gia giao cảm cung”, đều là ý đó.

6.14. Giáp tích song quan.

– Giáp Tích song quan thấu đỉnh môn, Tu hành lộ kính thử vi căn: Khí tất phải dọc theo Giáp Tích đi lên, đó là phương pháp luyện khí căn bản. Khí đến đỉnh đầu, đỉnh đầu có Nê Hoàn Cung, đó là đích cuối cùng của tu luyện.

 Theo Vietkico – Phí Tường Trúc

Xem thêm:

Bài viết liên quan

Tĩnh khí công-Bài 1

  Tập thở để tạo bầu trời con trong thân người (Khai sinh Hạ Đan...

Thai tức quyết

Thai Tức còn được gọi là «Tề Hô Hấp», «Đan điền hô hấp», nghĩa là...

Tam đan điền-ba trung tâm năng lượng quan trọng nhất của cơ thể con người

Theo Sinh học về năng lượng của Trung Quốc, loài người có 3 trung tâm...

Tẩy Tủy Kinh-pháp môn tập luyện nội công dưỡng sinh bí truyền của Phật môn

  “Tẩy tủy kinh” là một trong hai kinh điển võ học được lưu truyền...

Tập khí công phục hồi thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

  Bệnh viện cột sống – Thoát vị đĩa đệm cột sống L4/L5 là bệnh...

Huấn luyện tập Khí công Dịch Cân Kinh phục hồi bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Dịch Cân Kinh là môn khí công cao cấp được lưu truyền từ cổ xưa...

1 Các bình luận

Trả lời