Tẩy Tủy Kinh-pháp môn tập luyện nội công dưỡng sinh bí truyền của Phật môn

Đăng ngày 28/12/2020 lúc: 11:47

 

“Tẩy tủy kinh” là một trong hai kinh điển võ học được lưu truyền từ hàng nghìn năm qua, có hệ thống hoàn chỉnh, hàm chứa kỳ pháp, tâm pháp và trợ hành trong tu luyện, đồng thời môn công phu này cũng là những kinh điển dưỡng sinh có mối quan hệ khăng khít với nhau. Thuật dưỡng sinh cổ truyền của Đông Phương nhiều vô kể, song thực sự còn lưu truyền nguyên vẹn cho tới ngày nay lại không nhiều. Một trong số đó phai kể đến là môn công phu “Tẩy tủy kinh”, …!

Khi nhắc đến “Tẩy tủy kinh” mọi người thường thấy xa lạ với môn công pháp này, bởi vì không thấy có tài liệu nào nhắc đến đó là vì xưa nay “Tẩy tủy kinh” chỉ được lưu truyền bí mật trong tông môn.

Tương truyền, vào thời Nam Bắc triều, khi tổ sư Bồ Đề Đạt Ma tới Trung Nguyên truyền thụ Phật pháp, Bồ Đề Đạt Ma nhìn thấy các đệ tử gầy gò ốm yếu, khi tĩnh tọa dễ phạm “hôn trầm” (tâm tư mụ mị), bèn truyền thụ “Dịch cân kinh” để khắc phục tình trạng này. Qua tu luyện, các đệ tử đều có gân cốt khỏe mạnh, tuy nhiên trong suy nghĩ lại xuất hiện “tán loạn” (phân tán), nên Bồ Đề Đạt Ma lại truyền thụ cho họ “Tẩy tủy kinh”, giúp các đệ tử được tu luyện cả trong lẫn ngoài. Dịch cân là để làm rắn chắc bên ngoài, tẩy tủy là để rửa sạch bên trong.

Nếu nói rằng luyện tập “Dịch cân kinh là để giúp cơ thể rắn chắc và mạnh khỏe, thì luyện tập Tẩy tủy kinh” là để tu tâm dưỡng tính, hai thứ bổ trợ cho nhau, triển khai một cách tuần tự, đây có thể nói là nấc thang để tiến tới tập tinh tu thiền định. “Dịch cần tẩy tủy tính hành bất bột thuyết” (Học thuyết Dịch cân, Tẩy tủy song song không trái ngược) viết: “Đan xen biến đổi mà kiêm hành, trong vận có định, trong định có vận, một động một tính kết hợp làm gốc rễ, một âm một dương gọi là đạo”.

Tẩy tức là rửa sạch, gột sạch, mang nghĩa “tẩy tâm cách diện, tẩy tâm địch lự” (rửa tâm thay đổi bộ mặt, rửa tâm gột sạch suy nghĩ). “Tủy” được hiểu theo nghĩa rộng là tinh tủy, Cốt tủy, tâm tủy, não tủy trong cơ thể người, “Kinh” nghĩa là kinh điển, mang nghĩa là xâu ngọc thành chuỗi. Kinh còn gọi là kính giải, là con đường nhập đạo. Theo thuyết pháp dưỡng sinh học Đông y, nội tạng của con người ẩn chứa tinh tủy sinh mệnh như tinh, tân, huyết, khí, duy trì sự sống cho con người, “Tố vấn” viết: “Lục phủ ngũ tạng đều xuất hiện ở tinh tủy, để hành huyết khí, huyết khí bất hòa thì trăm bệnh sẽ biến hóa mà sinh ra”. “Tẩy tủy kinh” chiếm vị trí vô cùng quan trọng trong giới dưỡng sinh học truyền thống. Các bộ võ thuật truyền thống được tôn là “kinh” chỉ có hai bộ “Dịch cân kinh” và “Tẩy tủy kinh”, còn lại đều gọi là “Quyền quyết “Quyền phả” hoặc “Chùy phả”

“Tẩy tủy kinh” thuộc loại nội công thượng thừa, lưu truyền trong dân gian có “Nội Công đổ thuyết”, tuy nhiên cũng chỉ là lưu truyền giữa các đệ tử trong tông môn. Sau này “Tẩy tủy kinh” được người đời biết đến là do quan phù thời kỳ đầu Thanh cuối Mình phát hành bộ sách kết hợp “Dịch cân kinh” và “Tẩy tủy kinh”.

Tẩy tủy, có nghĩa là con người sinh ra mối cảm từ tình dục, nên phải sinh ra cái thân hữu hình, mà tạng phủ hình hài đều bị nhiễm ô uế, cần phải tẩy rửa tịnh trừ, không để một chút tì vết chướng ngại, mới có thể siêu phàm nhập thánh, nếu không theo đó, thì sẽ không có cơ sở để tu hành. Gọi là tẩy tủy, tức là thanh lọc bên trong, gọi là dịch cân, tức là làm mạnh mẽ bề ngoài. Nếu như Có thể bên trong thanh tịnh, bên ngoài kiên cố, muốn sống thọ là chuyện hết sức dễ dàng, sao phải lo không thành tựu?”

Một bộ công pháp dưỡng sinh hoàn chỉnh giống như một cơ thể khỏe mạnh, công pháp là xương cốt, tâm pháp là Tim não, kỳ pháp là tay chân, yếu quyết động tác là kinh mạch, Công pháp phụ trợ là huyết dịch, không thể thiếu bất cứ thứ nào. “Dịch cân kinh phàm thành đồng quy, thích hợp với tất cả chúng sinh có căn khí thượng trung hạ khác nhau, là con đường có thể làm thay đổi thể xác và tâm hồn, hiệu nghiệm vô cùng, bản thân có thể dựa vào “kinh” để kiểm chứng. Bởi vậy, “Tẩy tủy kinh” không phải là cuốn sách được viết một cách tùy tiện, mà là trí tuệ được chắt lọc từ những người tu luyện suốt hàng nghìn năm qua, khiến “Tẩy tủy kinh” liên tục hoàn thiện, tạo phúc cho nhân loại, công đức vô song, được người đời sau gọi là cội nguồn của thiền công.

Trích dẫn – Sách Tẩy Tủy Kinh

Người dịch: Mạnh Linh

Nhà xuất bản Đông Phương

Tóm lược: Lương Y – Đỗ Văn Chiến

Bài viết liên quan

Tĩnh khí công-Bài 1

  Tập thở để tạo bầu trời con trong thân người (Khai sinh Hạ Đan...

Thai tức quyết

Thai Tức còn được gọi là «Tề Hô Hấp», «Đan điền hô hấp», nghĩa là...

Tam đan điền-ba trung tâm năng lượng quan trọng nhất của cơ thể con người

Theo Sinh học về năng lượng của Trung Quốc, loài người có 3 trung tâm...

Tập khí công phục hồi thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

  Bệnh viện cột sống – Thoát vị đĩa đệm cột sống L4/L5 là bệnh...

Huấn luyện tập Khí công Dịch Cân Kinh phục hồi bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Dịch Cân Kinh là môn khí công cao cấp được lưu truyền từ cổ xưa...

1 Các bình luận

Tự xoa bóp tăng cường sức khỏe, trị bách bệnh

Bệnh viện cột sống – Phương pháp tự xoa bóp của Cốc Đại Phong nằm...

Trả lời